Gieo tình yêu bài chòi cho lớp trẻ

Tôi gặp nghệ nhân Nguyễn Đình Thoảng, người sáng lập Câu lạc bộ Đàn hát dân ca Bài chòi huyện Đông Hòa, Phú Yên đúng lúc chính ngọ. Cái nóng dịu lại ngay khi tôi bước vào khu nhà vườn của ông, cũng là nơi gia đình ông dành một phần không gian mở quán cà phê và một khoảng riêng khác để sinh hoạt ca hát bài chòi.

Giữ gìn nghệ thuật hát bài chòi

Ông Thoảng đãi tôi một màn hát bài chòi đặc sắc với sự góp mặt của cậu con trai mới 13 tuổi. Tôi cứ thế đắm đuối nghe trong những câu hát ngân nga, trầm ấm của hai cha con ông. Nghe ông hát, theo dõi cách ông truyền cảm hứng cho cậu con trai, tôi có thể cảm nhận được sức sống của bài chòi trong gia đình nhỏ này.

gieo tinh yeu bai choi cho lop tre
Nghệ nhân Nguyễn Đình Thoảng dạy các em học sinh hát dân ca

Điều khiến tôi nể phục ở ông Thoảng là cái tâm của ông dành cho việc giữ gìn nghệ thuật hát bài chòi. Ông mê ca hát từ hồi còn nhỏ. Gia đình ông vốn làm nghề biển. Cha ông mỗi lần đi biển về lại ngồi tụ họp với bà con hát bài chòi. Ông thường hát bài chòi cổ. Chất giọng trầm ấm của ông gieo vào lòng cậu con trai nhỏ tình yêu bài chòi từ lúc nào không hay. “Cha tôi thường ngồi dưới tán rừng phi lao cùng bà con hát bài chòi. Không đàn, không loa, không hòa tấu, ngày xưa chỉ hát chay, mộc mạc thôi, vậy mà những làn điệu ngọt ngào đó thấm vào tôi lúc nào không hay. Chính bài chòi là mạch nguồn văn hóa đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi” - ông Thoảng tâm sự.

Tình yêu bài chòi lớn dần, đến năm 1984, khi đã trưởng thành, biết chàng trai Thoảng có năng khiếu ca hát, lại yêu thích bài chòi, cán bộ ngành văn hóa thông tin của xã gửi anh đi học hai khóa học Dân ca bài chòi ở Trường văn hóa nghệ thuật Phú Khánh. Một khóa học 6 tháng và một khóa học 3 tháng đã giúp ông có thêm đôi cánh để tự tin đến với nghệ thuật.

Chiêm nghiệm lại đam mê của mình cũng như những việc đã và đang làm, ông Thoảng chia sẻ: “Bài chòi có sự cuốn hút rất mãnh liệt. Những làn điệu bài chòi vừa chứa đựng sự ngọt ngào của bản sắc dân tộc vừa mang âm hưởng mượt mà, đằm thắm mà hào sảng như tâm hồn người dân làng quê ven biển miền Trung”. Theo chia sẻ của ông Thoảng, bài chòi có 4 làn điệu gồm: Xuân nữ, Xàng xê, Cổ bản, Hò quảng. Mỗi làn điệu phù hợp với từng cảnh huống khác nhau. Làn điệu Xuân nữ thường để nói về những người trung thực, thật thà và thể hiện tình cảm thương nhớ. Điệu Xàng xê thì dùng trong hoàn cảnh muốn thể hiện sự căm ghét, uất ức, bộc bạch hết nỗi lòng. Điệu Cổ bản dùng trong việc khắc họa những nhân vật phản diện. Còn điệu Hò quảng thì thường để thể hiện thần thái tươi vui, dịp đoàn viên. Hiểu rõ điều này, ông Thoảng khai thác triệt để những đặc điểm đó của bài chòi trong viết kịch bản, dàn dựng các tiết mục ca kịch.

Dễ hát, dễ phổ biến

Ông Thoảng bảo rằng, nét đặc sắc của bài chòi là tính quần chúng, dễ hát, dễ phổ biến. Như nhiều vùng biển khác, bà con ở vùng biển quê ông rất yêu bài chòi. Hát bài chòi chưa bao giờ thiếu vắng trong các sinh hoạt đời thường của người dân xứ biển. Bà con thường tụ tập lập ra những đội chòi hát cho nhau nghe.

Trân quý nét văn hóa đặc sắc của cha ông để lại, không chỉ hát, viết kịch diễn bài chòi, ông Thoảng còn lặng lẽ truyền dạy nghệ thuật hát bài chòi cho lớp trẻ. Ông thành lập Câu lạc bộ dân ca bài chòi huyện Đông Hòa để tạo một sân chơi cho những người yêu thích ca hát bài chòi. Hoạt động không lương, không kinh phí, mất nhiều thời gian, có khi tốn cả tiền nhà nhưng ông Thoảng chưa bao giờ có ý định từ bỏ. Ông vẫn tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt, khuyến khích anh chị em nghệ nhân các xã trong huyện Đông Hòa xây dựng các câu lạc bộ, tổ chức giao lưu, thi tài, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Không chỉ duy trì sinh hoạt của câu lạc bộ, ông Thoảng còn tự nguyện dạy hát cho trẻ em trong làng. Vào mỗi buổi sáng, trước giờ học ông tới Trường Trung học cơ sở Lương Tấn Thịnh dạy hát khoảng 30 phút. Khoảng 40 em nhỏ thường xuyên tham gia lớp học của ông trước khi bước vào giờ học văn hóa. Buổi chiều, ông lại chạy qua Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Linh dạy cho 25 em học sinh khác. Ở các lớp học bài chòi này, các em được giảng dạy kiến thức cơ bản về hát dân ca, được hướng dẫn các kỹ năng lấy hơi, thẩm âm, nhả chữ để hát các điệu chòi; các điệu lý tang tích, lý ngựa ô; các điệu lía phôn, lía phấn; hò giã gạo, hò chèo thuyền, hò đẩy ghe...

Với những đóng góp thầm lặng của ông Thoảng, tới giờ, phong trào hát bài chòi ở huyện Đồng Hòa phát triển mạnh mẽ. Bà con càng mừng hơn khi nghệ thuật hát bài chòi được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Bích Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm