Thứ ba 26/11/2024 07:53

Giếng cổ của người Chăm

Giếng cổ ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng được xem như giá trị văn hóa vật thể phản ánh rõ rệt đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân Chăm cách đây hơn 10 thế kỷ. Ngày nay, giếng cổ của người Chăm ở khu vực Đà Nẵng vẫn được bảo tồn và là điểm tham quan thu hút nhiều du khách.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông, Trưởng phòng Khảo cổ học đô thị thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam, có thể chia hệ thống giếng Chăm làm 3 loại.

Giếng Hời trước sân Miếu Bà, trong khu di tích Nghĩa Trủng, Hòa Vang, nay nằm trên địa bàn phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ

Giếng đóng: Là loại giếng đào phổ biến nhất, nằm trong một khu dân cư. Giếng có hình vuông, mỗi cạnh cái nhỏ 1,15 mét, trung bình từ 1,25 đến 1,35 mét, cái lớn có thể lên đến 1,50 mét. Nền giếng được lát gạch hay đá, thành giếng được xây bằng đá ong suốt từ trên xuống dưới hay được xây nửa gạch nửa đá. Có nhiều giếng khoét trong lòng đá khá sâu để đến mạch ngầm. Đặc biệt, ở dưới đáy luôn luôn có một cái khung bằng gỗ lim, cao chừng 30cm đến 40cm nên suốt mấy trăm năm vẫn không bị mục.

Giếng mở: Là loại có nguồn nước cung cấp từ mạch ngầm ở chân sườn đồi, núi thấp hoặc cồn cát chảy ra, được kè lại bằng đá hoặc gỗ tạo thành giếng. Nước chảy thường xuyên quanh năm dù trong mùa khô hạn. Đây là nước sạch với chất lượng tốt thường chỉ dùng cho ăn uống. Sau đó nước chảy ra cấp thứ hai rộng hơn, được giới hạn với xung quanh bằng bờ đất có kè đá. Nước ở đây đã ít sạch hơn nên để tắm giặt… Giai đoạn thứ 3, nước chảy gần như tràn ra một hố rộng ngay trên bờ ruộng, chỉ được ngăn lại bằng đá, xếp sơ sài, đây là nơi trâu bò, súc vật uống và cuối cùng chảy xuống ruộng.

Giếng nửa mở: Còn gọi là giếng bộng, có nguồn nước cung cấp thường từ những mạch ngầm ở chân những cồn cát hoặc đồng ruộng. Nước phun lên từ một mạch ngầm, người ta lấy một tấm đá lớn hoặc một thân cây cổ thụ để giữ nước. Miếng đá được đục một cái lỗ lớn, thân cây được khoét rỗng ruột. Úp tảng đá hoặc thân cây khoét rỗng lên chỗ mạch nước, cố định chắc chắn, nước chảy dâng lên và thoát ra từ lỗ đã khoét. Hứng nước ở đó mang về dùng. Nước chảy tự nhiên quanh năm suốt tháng. Nếu không ai dùng, nước chảy thoải mái ra đồng, ra ruộng. Loại giếng này thường nằm xa khu dân cư với một khoảng cách vừa phải.

Chăm nữ” bên giếng Hời

Theo ông Võ Văn Thắng - nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Chăm cho hay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện còn một số giếng Chăm, trong đó một số còn nguyên, một số đã bị san lấp một phần và một số chỉ còn tên gọi và không còn nhiều dấu tích do quá trình san lấp. 6 giếng hiện nay vẫn còn như:

Giếng Đình: Do ngày trước nằm gần đình Nam Ô; hiện nay ở tổ 27, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

Giếng Hời: Nằm ở góc sân Miếu Bà, trong khu Di tích Nghĩa Trủng Hòa Vang, thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ.

Giếng Bộng: Nằm trên đường Trưng Nữ Vương thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu, có kích thước lớn nhất trong các giếng Chăm ở Đà Nẵng.

Giếng Thành Trạm: Ngày trước nằm gần trạm Nam Ô, nay là tổ 32, phường Hòa Hiệp Nam.

Giếng Lăng: Do nằm gần lăng thờ cá Ông thuộc tổ 35, phường Hòa Hiệp Nam.

Giếng Hóa Ô (còn gọi là giếng Bà Bang vì nằm trong vườn nhà bà Nguyễn Thị Bang), hiện ở hẻm 957 đường Nguyễn Lương Bằng thuộc phường Hòa Hiệp Nam…

Tiên Sa
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'