Chủ nhật 29/12/2024 16:01

Giao dịch thẻ trả trước của Grab với Mastercard ở Đông Nam Á

Công ty Grab có trụ sở tại Singapore đã hợp tác với công ty xử lý thanh toán Mastercard Inc. để phát hành thẻ trả trước phù hợp với người tiêu dùng Đông Nam Á, mở rộng việc sử dụng ví điện tử kỹ thuật số của Grab và giúp người dùng không bị ràng buộc giao dịch trực tuyến.

Các công ty này hy vọng sẽ nâng số lượng người sử dụng lên 110 triệu người của Grab và mạng lưới 3 triệu đại lý của Mastercard.

Ngày 25/10, Mastercard cho biết trong tuyên bố chung của các công ty, “sự hợp tác này với Grab tăng đáng kể phạm vi tiếp cận của Mastercard tại Đông Nam Á và phù hợp với mục tiêu mở rộng thanh toán kỹ thuật số trên tất cả người tiêu dùng và người cung ứng”. Grab sẽ phát hành thẻ trả trước ảo và vật lý thông qua ứng dụng của mình. Khách hàng có thể nạp tiền bằng cách sử dụng tiền mặt thông qua các đại lý, lái xe và người bán trên nền tảng GrabPay và sẽ có thể sử dụng chúng tại các gian hàng trực tuyến và ngoại tuyến chấp nhận Mastercard.

Grab với 6 năm hoạt động, khởi đầu như một ứng dụng đặt taxi, đang biến mình trở thành một nhóm công nghệ tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ như giao hàng thực phẩm và bưu kiện, cho vay vi mô và thanh toán di động tại một trong những thị trường Interner tăng trưởng nhanh nhất của thế giới - khu vực Đông Nam Á với khoảng 640 triệu người dân. Khu vực có dân số lớn đã nổi lên là cơ sở dịch vụ tài chính cho nhiều công ty như Grab, Sea Ltd và Go-Jek của Indonesia cũng như các công ty nước ngoài bao gồm Alibaba Group Holding Ltd, và Tencent Holdings Ltd.

Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán phổ biến nhất ở Đông Nam Á, làm cho khu vực này trở nên khó khăn với các công ty thương mại điện tử, do đó việc người tiêu dùng không bị ràng buộc vào ngân hàng có thể sử dụng các thẻ ảo và thẻ vật lý để mua sắm trực tuyến là lần đầu tiên. Grab và Mastercard hy vọng sẽ cung cấp thẻ của họ trong nửa đầu năm 2019, bắt đầu sử dụng ở Singapore và Philippines.

V.D
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam Á

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử