Chủ nhật 24/11/2024 00:19

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Thái Bình đặt mục tiêu đến năm 2025,sẽ là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, trong đó, tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Lợi thế phát triển ngành dệt may, cơ khí

Thời gian qua, ngành CNHT của tỉnh Thái Bình tập trung chủ yếu vào CNHT điện tử, dệt may, cơ khí và CNHT sành sứ. Đối với dệt may, tỉnh hiện có 234 doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày; trong đó, 44 DN CNHT gồm 5 DN đầu tư nước ngoài; 39 DN, cơ sở sản xuất trong nước, chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực dệt nhuộm, kéo sợi. Nhiều DN của tỉnh được nhà cung cấp đánh giá có sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh; quan hệ giữa người lao động và chủ DN tương đối hài hòa, sản phẩm thân thiện với môi trường. Một số DN thuộc nhóm hàng kéo sợi, may công nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phần nào đáp ứng được yêu cầu của thị trường…

Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu

Các DN dệt và sản xuất xơ, sợi chủ yếu có quy mô trung bình và xuất khẩu tới những thị trường chính là châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là một trong những lợi thế rất lớn phát triển CNHT ngành dệt may của địa phương.

Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh, trên địa bàn, hầu như chưa có DN đầu tàu quy mô lớn, mang tính lan tỏa về mặt công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều DN chủ yếu làm gia công nên nguyên liệu sản xuất đều do đối tác cung cấp hoặc chỉ định, DN không được quyền lựa chọn. Đây cũng là một trong những điểm yếu khiến ngành dệt may Thái Bình chưa phát triển tương xứng với vị trí, tiềm năng.

Cùng với ưu thế để phát triển ngành dệt may, Thái Bình cũng có lợi thế để phát triển ngành cơ khí, chế tạo. Tỉnh có các khu công nghiệp (KCN) vị trí địa lý thuận lợi như KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Cầu Nghìn đang có các DN hoạt động thuộc ngành nghề cơ khí, chế biến, chế tạo thiết bị, phụ tùng cho ngành công nghiệp nhẹ và sửa chữa, lắp ráp ôtô, xe máy…

Giải pháp đột phá

Tại Đề án đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Thái Bình đặt mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo thông qua việc đầu tư cho sản xuất mặt hàng xuất khẩu địa phương; hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô. Cùng với đó, chủ động và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt hàng hóa xuất khẩu là thế mạnh của tỉnh…

Để phát triển các ngành CNHT, thúc đẩy tăng tỷ lệ nội địa hóa trong nguồn hàng hóa xuất khẩu theo mục tiêu đề ra, tỉnh xây dựng nhiều giải pháp đột phá. Trong đó, thực hiện các chương trình kết nối DN sản xuất sản phẩm cuối cùng với các DN CNHT nhằm thúc đẩy DN nâng cao năng lực, chuyển dần lên mức cung ứng cao hơn.

Đặc biệt, sẽ ưu tiên thu hút đầu tư từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có công nghệ hiện đại, ngành sản phẩm thân thiện với môi trường và tiến đến là ưu tiên cả DN FDI và DN nội địa; thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các DN cung ứng ở bậc cuối trong chuỗi cung ứng toàn cầu (chủ yếu là DN nội địa). Khuyến khích các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư sản xuất tại Việt Nam, kêu gọi các công ty cung ứng đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Có chính sách ưu đãi thích hợp thu hút nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua phương tiện thông tin, thân nhân trong nước để đầu tư phát triển sản xuất CNHT. Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai các chương trình nhằm hỗ trợ DN nội địa trở thành nhà cung ứng cho các công ty đa quốc gia.

Để hút đầu tư vào các lĩnh vực CNHT, tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục cải thiện cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư ngày càng thông thoáng; ưu tiên, khuyến khích thu hút dự án sản xuất sản phẩm CNHT áp dụng công nghệ cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu.
Tuệ Minh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024