Thứ hai 23/12/2024 18:38

Gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nigeria

Việc gỡ bỏ hạn chế trao đổi ngoại tệ với 43 mặt hàng nhập khẩu sẽ giúp Nigeria thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hóa, trong đó có hàng Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Nigeria cho biết, ngày 12/10/2023, Ngân hàng Trung ương Nigeria (Central Bank of Nigeria) đã ra thông báo về việc gỡ bỏ chính sách hạn chế trao đổi ngoại tệ đối với 43 mặt hàng nhập khẩu vào Nigeria.

Động thái này sẽ giúp các nhà nhập khẩu Nigeria đa dạng hóa nguồn cung ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán trong giao dịch quốc tế, qua đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam” - Ngân hàng Trung ương Nigeria đánh giá.

Nigeria gỡ bỏ hạn chế trao đổi ngoại tệ với 43 mặt hàng nhập khẩu và cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Ảnh TTXVN

Cũng theo Ngân hàng Trung ương Nigeria, ngành sản xuất nội địa nước này đạt được những tác động tích cực, khi nguồn nguyên liệu đầu vào có chi phí thấp hơn và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm bán lẻ rẻ hơn. Chính sách này phù hợp với một thị trường ngoại hối thống nhất và sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với lạm phát.

Trước đó, ngày 23/6/2015, Ngân hàng Trung ương Nigeria đã ban hành chính sách hạn chế trao đổi ngoại tệ, trong đó, đưa ra danh sách 41 mặt hàng thuộc đối tượng các mặt hàng không hợp lệ đối với ngoại hối trên thị trường ngoại hối Nigeria.

Trong những năm tiếp theo, hai sản phẩm nữa đã được bổ sung thêm vào danh sách này, đưa tổng số các mặt hàng không hợp lệ đối với ngoại hối trên thị trường ngoại hối Nigeria lên con số 43, bao gồm: Gạo; xi măng; bơ thực vật; hạt nhân cọ; sản phẩm dầu cọ; dầu thực vật; thịt và sản phẩm thịt chế biến; rau và sản phẩm rau chế biến; gia cầm và sản phẩm gia cầm chế biến; máy bay tư nhân; hương Ấn Độ; cá hộp (cá thu/cá mòi); tấm thép cuốn nguội; tấm thép mạ kẽm; xe rùa (xây dựng); chảo (head pans); hộp và thùng kim loại; men thủy tinh/men sứ (Enamelware); trống thép; ống thép; thép dây cán nóng (biến dạng hoặc không biến dạng); thanh sắt (Iron rods); thanh thép gia cường (Reinforcing bars); lưới dây thép; đinh thép; hàng rào an ninh và cột; tấm và ván gỗ dăm; tấm và ván xơ ép; tấm ván ép; cửa gỗ; đũa; thủy tinh và dụng cụ thủy tinh; đồ dùng bếp và bộ đồ ăn; gạch thủy tinh và gạch men sứ; bình đựng khí gas; vải dệt; quần áo; nhựa và sản phẩm cao su; hạt nhựa PP; túi và màng bọc bóng kính; xà phòng và mỹ phẩm; cà chua và sốt cà chua; mua trái phiếu châu Âu (Eurobon) hoặc trái phiếu, cổ phiếu ngoại tệ.

Theo quy định của Thông tư TED/FEM/FPC/GN/01/010, các doanh nghiệp Nigeria bị hạn chế trao đổi ngoại tệ thông qua các kênh tài chính/tín dụng chính thức (ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng được cấp phép) để nhập khẩu 43 mặt hàng nêu trên.

Chính vì vậy, để có nguồn ngoại hối cho việc nhập khẩu, các nhà nhập khẩu đã phải tìm đến thị trường không chính thức (the parallel market). Điều này làm cho nhu cầu ngoại hối trên thị trường không chính thức gia tăng và qua đó làm suy yếu tỷ giá hối đoái trên thị trường không chính thức và đẩy giá lên cao. Những quy định hạn chế ngoại hối còn có những tác động tiêu cực đến lạm phát, khiến giá cả hàng hóa tăng lên.

Với việc gỡ bỏ quy định nêu trên, Ngân hàng Trung ương Nigeria muốn thúc đẩy trật tự và ứng xử chuyên nghiệp của tất cả những người tham gia thị trường ngoại hối Nigeria, đảm bảo tỷ giá trao đổi được quyết định bởi các nhân tố thị trường và theo nguyên tắc thuận mua - thuận bán giữa người mua và người bán.

Bên cạnh đó, mục tiêu của chính sách này là nhằm hướng một thị trường ngoại hối thống nhất với mức giá linh hoạt và minh bạch; đảm bảo sự ổn định về giá và tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối. Khi tính thanh khoản được cải thiện, những bất ổn trên thị trường sẽ được giảm bớt.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ: FTA song phương – Chìa khóa cho quan hệ kinh tế toàn diện

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Tăng cường kết nối kinh tế - tiền đề của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Canada

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Thương vụ Ả rập Xê út tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hàng Việt Nam tại thủ đô Riyadh

Mời tham gia Triển lãm ACT East Business Show lần thứ 7 tại bang Meghalaya, Ấn Độ

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Philippines gia hạn Quỹ tăng cường sức cạnh tranh ngành lúa gạo

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út tổ chức tọa đàm doanh nghiệp và trưng bày sản phẩm xuất khẩu