Gia Lai: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy sản xuất

Các mô hình, dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi thay đổi tư duy sản xuất người dân, đặc biệt đối với người đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai.
Gia Lai ưu tiên nguồn lực đầu tư lưới điện cho đồng bào dân tộc thiểu số

Các mô hình kinh tế bước đầu mang lại hiệu quả

Dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển cà phê, hồ tiêu và bơ tại huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) được triển khai từ năm 2019 đến nay đã xây dựng được 5ha mô hình tái canh cà phê; 2ha mô hình sản xuất tiêu an toàn theo hướng VietGAP; 15ha mô hình trồng xen các giống bơ mới trái vụ trong vườn cà phê và thực hiện cải tạo 5ha vườn tạp tại 6 xã: Ia Bang, Ia Kly, Ia Drang, Ia Phìn, Ia Boòng và Ia Pia với tổng kinh phí 8 tỷ đồng.

Gia Lai: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy sản xuất
Các hộ dân tham quan mô hình cà phê tái canh áp dụng tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân qua hệ thống tưới tại xã ia Kly, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai)

Dự án hỗ trợ kinh phí ban đầu để người dân xây dựng mô hình và thụ hưởng sản phẩm làm ra. Qua thời gian tham gia dự án, các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số đều có sự thay đổi tư duy sản xuất một cách tích cực.

Anh Rơmah Hyoéch, xã Ia Kly, huyện Chư Prông cho biết, mô hình đã hỗ trợ cho tôi về hệ thống ống nhỏ giọt tiết kiệm nước, giống cà phê và phân bón. Tôi thấy tiết kiệm được rất nhiều công chăm sóc cũng như phân bón; vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt từ khi áp dụng mô hình này.

Trong thời gian triển khai dự án, những người thực hiện dự án hướng dẫn từng bước cụ thể cho người dân nắm bắt được các quy trình trồng và chăm sóc cà phê, đặc biệt các cán bộ, kỹ thuật viên tập trung hỗ trợ cho người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các mô hình, dự án.

Bên cạnh đó, người dân khi tham gia các mô hình này sẽ được đối ứng vốn chủ yếu bằng công chăm sóc và nguồn phân bón do người dân tự sản xuất từ nguồn phế phẩm nông nghiệp... “Hiện nay, đã có khoảng 50% số hộ đồng bào ở 6 xã trên địa bàn huyện tham gia dự án này”, ông Nguyễn Văn Luyến - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Prông cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Hợp - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), từ năm 2017 đến nay, huyện triển khai 2 dự án gồm Dự án phát triển cây dược liệu và Dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã đặc biệt khó khăn Ayun.

Qua theo dõi các mô hình thuộc 2 dự án này, đã đem lại lợi ích lớn cho người dân tham gia, đồng thời góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cộng đồng, đặc biệt là công đồng người đồng bào dân tộc thiểu số.

Điển hình như hộ gia đình chị Đinh HMan, làng HVắc, xã Ayun, huyện Chư Sê, nhiều năm nay gia đình chị đã chuyển đổi nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhưng không mang lại hiệu quả. Từ khi gia đình được chọn thực hiện triển khai xây dựng mô hình trồng bắp, áp dụng giống mới và kết hợp các quy trình tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch. Hiệu quả bước đầu mang lại tín hiệu khá khả quan khi diện tích bắp của gia đình sinh trưởng, phát triển tốt và dự đoán năng suất, sản lượng sẽ đạt cao trong đợt thu hoạch sắp tới.

Chị Đinh HMan chia sẻ, trước đây gia đình có trồng mì trên diện tích đất của gia đình nhưng do khu vực này thường xuyên ngập úng nên cây mì không phát triển được. Gia đình đã nhờ chính quyền xã hỗ trợ và tham gia dự án mô hình trồng bắp. Khi tham gia mô hình, gia đình được hỗ trợ giống, phân bón và được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng bắp, đến thời điểm này diện tích bắp của gia đình phát triển tốt và sắp đến kỳ thu hoạch, gia đình rất là vui.

Gia Lai: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy sản xuất
Lớp tập huấn ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển cà phê, hồ tiêu và bơ, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai)

Tiền đề để duy trì và phát triển các mô hình kinh tế

Trong giai đoạn 2016-2022, tỉnh Gia Lai triển khai 14 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025, với tổng kinh phí trên 99 tỷ đồng (trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 42 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 960 triệu đồng; ngân sách địa phương hơn 8,4 tỷ đồng và huy động từ nguồn vốn đối ứng khác trên 35 tỷ đồng).

Các dự án đã triển khai 38 mô hình tại các địa phương; hỗ trợ chuyển giao 79 quy trình công nghệ, các quy trình là các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất góp phần phát triển kinh tế xã hội tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo được 145 kỹ thuật viên cơ sở có khả năng áp dụng, hướng dẫn về các quy trình kỹ thuật mới; tập huấn trên 2.500 người dân trong vùng dự án về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi...

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai cho biết, thông qua chương trình này, người dân sau khi triển khai các mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đều mang lại hiệu quả cao so với việc người dân sử dụng cách canh tác, nuôi, trồng theo phương thức truyền thống. Do đó, khi triển khai các mô hình, dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số ở các địa phương, người dân hết sức ủng hộ, tích cực tham gia, đây là tiền đề cho việc xây dựng thành công các mô hình cũng như việc duy trì và phát triển các mô hình sau khi dự án kết thúc.

“Các mô hình thuộc các dự án đều có tính mới như áp dụng giống mới có năng suất, chất lượng; sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp; chăn nuôi tập trung… Qua đây, người đồng bào dân tộc thiểu số tại những địa phương thực hiện dự án thay đổi dần phương thức sản xuất và đảm bảo nguồn thu nhập, ổn định đời sống”, ông Trần Anh Tuấn chia sẻ thêm.

Thực tiễn cho thấy, Chương trình nông thôn miền núi có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của những vùng còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua việc xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp dần tạo ra sự chuyển hướng mạnh mẽ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, người dân đã thấy được hiệu quả các mô hình khi ứng dụng đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội. Từ đó, thay đổi dần nhận thức của người nông dân trong canh tác, giảm thiểu áp lực việc di cư lao động tự do từ vùng nông thôn đến thành thị và góp phần ổn định dân sinh và kinh tế - xã hội vùng dự án.

Phúc Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Dương tiết kiệm điện lên gần 93 triệu kWh

Bình Dương tiết kiệm điện lên gần 93 triệu kWh

Trong 3 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bình Dương tiết kiệm được 92,6 triệu kWh điện, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 2,39% điện thương phẩm.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình đang có chuyến thăm, tổ chức xúc tiến đầu tư tại một số nước châu Âu, trong đó có Hungary.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Hải Dương phấn đấu có trên 85.000 người có trình độ đại học trở lên vào năm 2030

Hải Dương phấn đấu có trên 85.000 người có trình độ đại học trở lên vào năm 2030

Hải Dương phấn đấu nâng số người có trình độ từ đại học trở lên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh lên trên 85.000 người.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và du lịch hè 2024.
Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Ông Trần Nam Hưng - Bí thư Thành ủy Tam Kỳ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thừa Thiên Huế: Cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Thừa Thiên Huế: Cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Chiều 22/4, Đoàn công tác Cục Đường bộ Việt Nam đã làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác đảm bảo an toàn giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Đà Nẵng: Hướng tới phát triển mô hình nhà ga sân bay thông minh đầu tiên tại Việt Nam

Đà Nẵng: Hướng tới phát triển mô hình nhà ga sân bay thông minh đầu tiên tại Việt Nam

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng tiếp tục đầu tư áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành để hướng tới phát triển mô hình nhà ga sân bay thông minh đầu tiên tại Việt Nam.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Giới thiệu trực tuyến hơn 300 tài liệu, hình ảnh Điện Biên theo dòng lịch sử

Giới thiệu trực tuyến hơn 300 tài liệu, hình ảnh Điện Biên theo dòng lịch sử

Ngày 26/4/2024 sẽ diễn ra Triển lãm trực tuyến Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ với hơn 300 tài liệu, hình ảnh.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Thiếu cát, VSIP Cần Thơ đề nghị lấy tro xỉ làm vật liệu san lấp

Thiếu cát, VSIP Cần Thơ đề nghị lấy tro xỉ làm vật liệu san lấp

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đề xuất sử dụng tro xỉ từ nhà máy điện than thay thế cát làm vật liệu san lấp tại dự án VSIP Cần Thơ.
Thừa Thiên Huế: Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID

Thừa Thiên Huế: Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID

Ngày 22/4, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn tỉnh.
Sắp diễn ra giải Quần vợt bãi biển Vô địch Quốc gia năm 2024 Cúp VTV8

Sắp diễn ra giải Quần vợt bãi biển Vô địch Quốc gia năm 2024 Cúp VTV8

Giải Quần vợt bãi biển Vô địch Quốc gia năm 2024 do VTV8 phối hợp với Liên đoàn Quần vợt Việt Nam; Sở VHTT&DL Thanh Hóa tổ chức vào tháng 5/2024 tại TP.Sầm Sơn.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng nhà máy xử lý rác thải

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng nhà máy xử lý rác thải

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung trên địa bàn.
Nắng nóng gay gắt, Quảng Ngãi tăng cường giải pháp chống hạn

Nắng nóng gay gắt, Quảng Ngãi tăng cường giải pháp chống hạn

Tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị, địa phương vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn hợp lý để chủ động phòng, chống hạn hán.
Lào Cai: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Lào Cai: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Sáng nay (20/4), tỉnh Lào Cai tổ chức họp trực tuyến nghe các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Cần Thơ: Chiến lược nào để từ

Cần Thơ: Chiến lược nào để từ ''bét bảng'' thành ''đầu tàu'' kinh tế khu vực?

Tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 3,13%, thấp hơn bình quân chung cả nước và thấp nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ diễn ra vào ngày 28/4/2024 tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đúng quy định pháp luật.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động