Chủ nhật 22/12/2024 16:55

Gia Lai: Nỗ lực đạt mục tiêu 108.000 tỷ đồng doanh thu dịch vụ năm 2023

Tăng trưởng cao trong sản xuất công nghiệp và thương mại - xuất nhập khẩu, ngành Công Thương Gia Lai hướng đến mục tiêu 108.000 tỷ đồng doanh thu dịch vụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành Công Thương Gia Lai đã đạt được mức tăng trưởng cao trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại-xuất nhập khẩu, quản lý năng lượng và an toàn cháy nổ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước (10,5%). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt hơn14.000 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ và đạt 44,6% kế hoạch cả năm. Một số ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao như điện lực (16%), chế biến chế tạo (13%), khai khoáng (12%)…

Tỉnh Gia Lai phấn đấu năm 2023 đạt tổng doanh thu dịch vụ tiêu dùng 108.000 tỷ đồng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt trên 46.800 tỷ đồng, tăng 28,32% so với cùng kỳ và đạt 43,36% kế hoạch cả năm. Trong đó, bán lẻ hàng hóa chiếm tỷ trọng cao nhất (80%), đạt 37.462 tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trong 6 tháng qua cũng có sự phục hồi tích cực sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 420 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm trước và đạt 61,67% kế hoạch cả năm. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 59 triệu USD, giảm 32% so với cùng kỳ và đạt 53,6% kế hoạch cả năm.

Ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai - cho biết: Ngành Công Thương đã ổn định được nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp; các dự án điện gió đã hoàn thành và dần đi vào hoạt động; các Hiệp định thương mại tự do đã mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm có lợi thế; Trung Quốc dỡ bỏ chính sách zero Covid-19 từ tháng 2/2023 đã kích thích nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại.

Tỉnh Gia Lai phấn đấu năm 2023 đạt tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên 31.000 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ tiêu dùng 108.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 680 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 110 triệu USD. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh đã đề ra một số giải pháp như: Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh; khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm; tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế; phối hợp với các ngành liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp…

Xuân Huy
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024