Thứ ba 31/12/2024 03:32

Gia Lai: 40 đơn vị, doanh nghiệp tham gia phiên chợ biên giới Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

Phiên chợ biên giới cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thúc đẩy phát triển thương mại biên giới tỉnh Gia Lai, kết nối giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.

Ngày 01/12, tại Bến xe Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại – Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc “Phiên chợ biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh”.

Khai mạc Phiên chợ biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai)

Phiên chợ biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh có quy mô 60 gian hàng với tham gia của gần 40 đơn vị, doanh nghiệp đến từ tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và tỉnh Rattanakiri (Campuchia). Đây là hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại biên giới của tỉnh Gia Lai, phát huy vai trò cầu nối giao thương giữa hai tỉnh Gia Lai - Việt Nam và tỉnh Rattanakiri – Campuchia.

Các sản phẩm tại phiên chợ gồm các sản phẩm hàng hoá xuất xứ Việt Nam; Sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP địa phương, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hàng nông sản, ẩm thực; sản phẩm tỉnh Ratanakiri phong phú, đa dạng.

Phiên chợ có quy mô 60 gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng địa phương của tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và tỉnh tỉnh Ratanakiri (Campuchia)

Phát biểu khai mạc phiên chợ, bà Đào Thị Thu Nguyệt – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, thời gian qua, hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Gia Lai (Việt Nam) – tỉnh Ratanakiri (Campuchia) ngày càng được chú trọng, quan tâm phát triển. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới với Campuchia ước 11 tháng năm 2022 đạt 117 triệu USD, tăng 17% so cùng kỳ.

Hạ tầng thương mại biên giới được quan tâm đầu tư, tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới bao gồm: Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, chợ xã biên giới, chợ cửa khẩu thuộc Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, kèm theo các dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới: dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển, thanh toán biên mậu, thu đổi ngoại tệ.

Mặc dù đã đạt được những bước chuyển tích cực song hoạt động thương mại biên giới vẫn còn những hạn chế nhất định. Hàng hóa xuất nhập khẩu chưa phong phú, đa dạng. Hoạt động thương mại tại các chợ xã biên giới còn nhỏ lẻ, chưa thật sự sôi động.

Phiên chợ biên giới cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thúc đẩy phát triển thương mại biên giới tỉnh Gia Lai, kết nối giao thương giữa Việt Nam và Campuchia

“Phiên chợ biên giới tại cửa Khẩu quốc tế Lệ Thanh là hoạt động khởi động lại các chương trình xúc tiến thương mại biên giới của tỉnh trong tình hình mới”, bà Nguyệt nói và cho biết phiên chợ cũng thể hiện nỗ lực của địa phương hai bên tỉnh Gia Lai (Việt Nam) – tỉnh Ratanakiri (Campuchia) trong việc tạo điều kiện cho thương nhân giao thương, xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời khuyến khích đầu tư, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và Cửa khẩu quốc tế Oyadav.

Nhiều gian hàng giới thiệu các sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai

Phiên chợ biên giới cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh sẽ diễn ra đến hết ngày 03/12.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 với nhiều đột phá ấn tượng

Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!