Gia đình nói gì về tâm thư “không bao giờ tới trường nữa” của nữ sinh lớp 8?

Trước những ý kiến trái chiều quanh việc nữ sinh lớp 8 đăng tâm thư xin phép "sẽ không bao giờ cắp sách đến trường nữa", người nhà đã lên tiếng.
Nữ sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên tử vong do trầm cảm Bạo lực học đường hệ lụy khôn lường

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một bài viết của một nữ sinh lớp 8 ở TP.Hồ Chí Minh đăng "tâm thư" khá dài trên Facebook, cho rằng nhà trường không công bằng trong xử lý kỷ luật khi xích mích với bạn và xin phép "sẽ không bao giờ cắp sách đến trường nữa".

Cụ thể, nội dung nữ sinh này đăng trên Facebook như sau:

"Em là học sinh lớp 8A5, Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ. Em viết bài này vào ngày 31/10.

Ngày 27/10, em và bạn M. lớp 8A5 xảy ra tranh cãi tại trường vì bạn làm những hành động rất khó nhìn với em. Em lại hỏi bạn thì bạn bắt đầu làm những hành động có chủ ý bạo lực vào phần lưng em. Lúc đó em đi với bạn N. cùng lớp và bạn ấy đã đứng ra bênh em.

Tới ngày 30/10, cả nhà bạn M. đến nhà em và có những biểu hiện xô xát, đe dọa em trước mặt mọi người. Em rất sợ hãi vì nhà bạn rất đông còn nhà em chỉ có ông bà lớn tuổi.

Mẹ bạn M. đã dùng rất nhiều từ ngữ không đúng đắn để chửi và hăm dọa em rất nhiều, kèm theo đó là những câu từ sai sự thật. Sau đó, mẹ bạn M. tiến lại gần và tác động lên phần mặt của em.

Qua ngày 31/10, em và bạn M. cùng giáo viên nhà trường có giải quyết vụ việc này. Theo em thấy, cô giải quyết khá thô sơ, không được công bằng cho em.

Vì vụ việc đó, em đã bị nhà trường đuổi học 7 ngày và cũng rất bức xúc vì không hề biết lý do là gì. Còn bạn M. thì không bị nhận bất cứ hình phạt gì từ nhà trường.

Đoạn ghi âm và camera trích xuất tại nhà em cũng đã có. Em mong nhà trường có thêm đoạn camera manh mối thì hãy tiến hành điều tra vụ việc này... Em mong được đứng trước trường để phát biểu lời xin lỗi và sau đó, em xin phép sẽ không bao giờ cắp sách đến trường nữa".

Gia đình nói gì về tâm thư “không bao giờ tới trường nữa” của nữ sinh lớp 8?
Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ - nơi xảy ra vụ việc.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Văn Luận - ông ngoại của nữ sinh H.N.B.T. cho biết, sau khi có xích mích giữa T. và bạn cùng lớp, nhà trường đã mời gia đình lên làm việc và gia đình đồng ý với hướng xử lý đó.

"Nhà trường đã kỷ luật T. bằng hình thức tạm dừng học tập 7 ngày và giáo viên cũng mang đến sách vở, tài liệu để cho T. học tại nhà" - ông Luận cho hay.

Cũng theo ông Luận, em T. mới 13-14 tuổi, cái tuổi còn nông nổi, non dại. Tôi sẽ cố gắng phân tích cho cháu hiểu.

Ông ngoại của T. gửi lời xin lỗi tới nhà trường, thầy cô và gia đình học sinh M. và mong vụ việc được khép lại để T. bình tâm lại và không bị ảnh hưởng đến tinh thần học tập.

Trước đó, thông tin về việc này, cô Lê Thị Tuyết Nhung, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ (Quận 12, TP.Hồ Chí Minh) cho biết, sáng 1/11, hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp và ra quyết định tạm đình chỉ học tập 7 ngày với nữ sinh H.N.B.T.

Đồng thời, các thầy cô giáo sẽ hỗ trợ T. để nữ sinh có thể học bài ở nhà mà không mất kiến thức. Nhà trường đã phân công giáo viên đến nhà T. giao bài, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của nữ sinh về các nội dung bài học. Ngoài ra, các thầy cô cũng sẽ động viên, chia sẻ với T., giúp nữ sinh này giải tỏa những tâm tư, khúc mắc trong lòng, nếu có.

Bà Nhung thông tin thêm, trước đó, sau sự việc gây gổ của 2 học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A5 đã làm việc với hai học sinh, hòa giải, đồng thời phân tích đúng sai. Hai học sinh đã nhận lỗi, cam kết không để xảy ra sự việc tương tự.

Tuy nhiên, sau đó, T. lại khiêu khích M. Tối 30/10, phụ huynh của em M. sang nhà em T. và xảy ra chuyện giữa hai bên.

Bà Nhung thông tin: "Từ đầu năm học đến nay, em T. đã phạm lỗi rất nhiều lần. Em M. thì vi phạm lần đầu nhưng cũng đã bị xử lý theo quy định".

Nên hình thành văn hóa học đường

Thời gian qua, đã xảy ra liên tiếp các vụ bạo lực học đường. Chia sẻ về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra nhưng gần đây, một số vụ việc mức độ bạo lực và cách hành xử rất đáng lo ngại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, một phần do tác động của phim ảnh, mạng xã hội không lành mạnh.

Theo đó, ông Vinh cho rằng, để giải quyết vấn nạn này cần phải xây dựng văn hóa học đường. Ngoài thời gian ở nhà, nhận sự giáo dục của gia đình, phần lớn trẻ nhận sự giáo dục của nhà trường, nên việc hình thành văn hóa học đường là giải pháp quan trọng.

Ông Vinh cũng nhận định việc này cần làm lâu dài chứ không thể “một sớm một chiều” có thể nhìn thấy kết quả ngay. Hoàn cảnh gia đình mỗi trẻ khác nhau nên rất cần giáo dục gia đình. Trong xã hội hiện đại, giáo dục trong gia đình chưa đủ thì vai trò của giáo dục trong nhà trường rất quan trọng. Tuy nhiên, các biện pháp giáo dục của nhà trường và gia đình cũng cần hài hoà, đảm bảo đủ sức răn đe, nhưng cũng cần tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các em.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: học sinh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 có gì mới? Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của bạn, đừng bỏ lỡ!
Bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn sư phạm còn tăng đột biến?

Bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn sư phạm còn tăng đột biến?

Mùa tuyển sinh 2025 sẽ bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn các trường sư phạm sẽ thay đổi thế nào? Quy chế tuyển sinh mới liệu có giảm bớt căng thẳng cho thí sinh?
Trường đại học đầu tiên giảm 43% năng lượng trong vận hành

Trường đại học đầu tiên giảm 43% năng lượng trong vận hành

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam là đơn vị đầu tiên đạt chứng nhận quốc tế nhờ tiết kiệm năng lượng vượt trội, hướng đến vận hành xanh.
Vì sao loại bớt phương thức xét tuyển đại học 2025?

Vì sao loại bớt phương thức xét tuyển đại học 2025?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh mục 17 phương thức xét tuyển đại học 2025, giảm 4 phương thức so với năm 2024 nhằm công bằng hơn cho các thí sinh.
Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc cấm giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo, được quy định tại Luật Nhà giáo.

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đang chuyển đổi mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hôm nay (30/3), khoảng 130.000 thí sinh tham gia đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Trường Hà Nội - Amsterdam: Tỷ lệ trúng tuyển đại học tuyệt đối

Trường Hà Nội - Amsterdam: Tỷ lệ trúng tuyển đại học tuyệt đối

Không chỉ là nơi quy tụ những tài năng xuất sắc của Thủ đô, Trường Hà Nội - Amsterdam còn góp phần quan trọng trong việc đào tạo nên những nhân tài cho đất nước
Chi tiết lịch xét tuyển đại học năm 2025

Chi tiết lịch xét tuyển đại học năm 2025

Theo kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét đại học từ ngày 16 - 28/7/2025.
Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?

Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?

Mùa tuyển sinh năm nay, em Nguyễn Ngọc Lâm (Hà Nội) đứng giữa hai lựa chọn: theo đuổi ước mơ làm nhà báo hay chọn một ngành học an toàn hơn?
Khối trường Công Thương

Khối trường Công Thương 'bắt trend' ngành học mới

Để đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên, kỳ tuyển sinh năm 2025, khối trường ngành Công Thương đã mở những ngành học mới như vi mạch bán dẫn.
ĐH Điện lực

ĐH Điện lực 'chuyển giao' gần 1.000 nhân tài khi thị trường lao động đang 'khát'

Hơn 900 nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Điện lực (EPU) nhận bằng tốt nghiệp sáng 28/3 sẽ góp phần vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng phong hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước

Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng phong hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước

Bộ Quốc phòng phong quân hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước. 16 bác sĩ quân y xuất sắc được vinh danh tại Lễ tốt nghiệp Học viện Quân y ngày 27/3.
Cách cộng điểm IELTS cho thí sinh xét tuyển đại học 2025

Cách cộng điểm IELTS cho thí sinh xét tuyển đại học 2025

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục áp dụng chính sách cộng điểm hoặc quy đổi điểm cho thí sinh sở hữu chứng chỉ IELTS.
Quy hoạch trung tâm giáo dục quốc phòng mới ra sao trước sáp nhập?

Quy hoạch trung tâm giáo dục quốc phòng mới ra sao trước sáp nhập?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Các ngành học về kinh tế số, thương mại điện tử đang trở thành điểm sáng trong mùa tuyển sinh 2025, với nhiều ưu thế về cơ hội việc làm.
11 cán bộ Trung ương Đoàn được vinh danh vì đóng góp cho ngành giáo dục

11 cán bộ Trung ương Đoàn được vinh danh vì đóng góp cho ngành giáo dục

Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” cho 11 cán bộ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Từ vụ Chu Thanh Huyền: Đừng đùa với cư dân mạng

Từ vụ Chu Thanh Huyền: Đừng đùa với cư dân mạng

Thời đại công nghệ số không chỉ mở ra cơ hội cho mỗi cá nhân thể hiện bản thân mà còn đặt ra những thách thức lớn trong việc kiểm soát lời nói và hành vi.
Đại học Bách khoa Hà Nội ghi dấu ấn châu lục về kỹ thuật công nghệ

Đại học Bách khoa Hà Nội ghi dấu ấn châu lục về kỹ thuật công nghệ

Chính phủ yêu cầu phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thành cơ sở giáo dục đại học hiện đại, thuộc nhóm hàng đầu châu Á trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
Ngành học nào

Ngành học nào 'lên ngôi' trong mùa tuyển sinh 2025?

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025-2026, nhiều trường đại học đã mở thêm các ngành học mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực và xu hướng phát triển của xã hội.
Vì sao cần đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy?

Vì sao cần đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy?

Chuyên gia cho rằng, cần phải đưa nội dung đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp vào các môn học khác nhau từ ngay cấp độ học nhỏ tuổi.
Cụ thể lịch nghỉ hè 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Cụ thể lịch nghỉ hè 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2024 - 2025 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.
Ngày 26-27/6, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025

Ngày 26-27/6, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 diễn ra trong hai ngày 26-27/6, với hai lịch thi dành cho thí sinh học theo chương trình mới và cũ.
Bộ Quốc phòng lần đầu giao tuyển sinh 25 phi công UAV

Bộ Quốc phòng lần đầu giao tuyển sinh 25 phi công UAV

Năm nay, Bộ Quốc phòng giao tuyển sinh chuyên ngành thiết bị bay không người lái (UAV) với 25 chỉ tiêu. Ngành UAV sẽ tuyển thí sinh nam trên cả nước.
Ông Hoàng Nam Tiến: Đào tạo đi trước một bước để

Ông Hoàng Nam Tiến: Đào tạo đi trước một bước để 'xóa mù AI'

Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT nói về khai niệm 'xóa mù' trí tuệ nhân tạo (AI). Trong đó, đào tạo phải đi trước một bước.
Mobile VerionPhiên bản di động