Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương

Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số ngành Công Thương, đòi hỏi nhân lực chất lượng cao và chiến lược đào tạo đồng bộ.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử? AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Chuyển mình giữa dòng chảy số

Thương mại điện tử không còn là câu chuyện tương lai, mà là hiện thực đang diễn ra từng ngày, từng giờ, từng giây trên hàng triệu thiết bị điện tử kết nối khắp toàn cầu. Với tốc độ phát triển vượt bậc, thương mại điện tử đã trở thành một trong những động lực then chốt định hình lại cách thức sản xuất, phân phối và tiêu dùng trong nền kinh tế hiện đại.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2024 ước đạt hơn 20 tỷ USD, chiếm trên 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Hàng triệu hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp siêu nhỏ đã tiếp cận khách hàng toàn quốc, thậm chí xuất khẩu qua sàn xuyên biên giới nhờ thương mại điện tử. Không còn là cuộc chơi của “ông lớn”, thương mại điện tử đang trở thành công cụ phổ cập cơ hội và mở ra một thời kỳ phát triển bình đẳng, nơi “ai biết nắm bắt thì người đó dẫn đầu”.

Thương mại điện tử là một lĩnh vực giao thoa giữa nhiều ngành: công nghệ thông tin, logistics, quản trị kinh doanh, marketing số và cả pháp lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác đào tạo hiện nay vẫn còn manh mún, thiếu đồng bộ và chưa bắt kịp tốc độ phát triển của thị trường.

Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương
Tính đến năm 2024, mới chỉ có hơn 30 cơ sở đào tạo đại học chính quy tại Việt Nam đưa ngành thương mại điện tử vào chương trình chính thức. Ảnh: Hoàng Nhưỡng

Tính đến năm 2024, mới chỉ có hơn 30 cơ sở đào tạo đại học chính quy tại Việt Nam đưa ngành thương mại điện tử vào chương trình chính thức. Trong khi đó, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao đang gia tăng nhanh chóng ở cả khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ lẫn các cơ quan quản lý nhà nước.

Một nghịch lý đang tồn tại: sinh viên học thương mại điện tử ra trường lại thiếu kỹ năng thực chiến; còn doanh nghiệp thì mỏi mắt tìm kiếm người có thể “nhảy vào việc ngay”. Chưa kể, nội dung đào tạo của nhiều trường vẫn nặng lý thuyết, chưa cập nhật kịp với xu hướng thị trường như thương mại xuyên biên giới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, blockchain, phân tích dữ liệu lớn…

Nếu không sớm có những chiến lược nâng cấp chương trình, tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ có thương mại điện tử nhưng thiếu người vận hành: có công nghệ mà không có con người tương thích.

Đào tạo gắn với thực chiến, nghề gắn với thị trường

Trong bối cảnh đó, mô hình đào tạo “học để làm” đang nổi lên như một hướng đi đột phá. Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đang trở thành một hình mẫu tiên phong trong triển khai chương trình thương mại điện tử thực tiễn, chất lượng cao, gắn với nhu cầu thị trường.

Trao đổi với Báo Công Thương, TS Đồng Trung Chính, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội cho biết, nhà trường luôn hướng đến triết lý: Không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng số.

Là một cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Công Thương, chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc đào tạo kỹ năng nghề, mà còn xác định rõ sứ mệnh quốc gia, là nơi tiếp sức cho thanh niên, đặc biệt là những em đến từ các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn có cơ hội học tập, khởi nghiệp và vươn lên bằng năng lực thực chất.

Chúng tôi xây dựng các chương trình học thiết thực, chi phí hợp lý, học bổng rộng mở, và tăng cường liên kết doanh nghiệp để sinh viên dù xuất phát từ đâu cũng có thể hội nhập, phát triển”, TS Đồng Trung Chính nhấn mạnh.

Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương
Mô hình đào tạo “học để làm” đang nổi lên như một hướng đi đột phá. Ảnh: Hoàng Nhưỡng

Cụ thể, trường đã xây dựng hệ sinh thái học tập “thực chiến”: từ phòng máy, studio livestream, sàn thương mại điện tử mô phỏng, đến nền tảng đào tạo trực tuyến. Đội ngũ giảng viên được “nâng cấp” cả về chuyên môn lẫn tư duy giảng dạy, trở thành người thầy giàu kinh nghiệm từ thị trường thực tế, từng trải qua hành trình khởi nghiệp hoặc tư vấn cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, điểm đáng giá hơn cả là chương trình học không chỉ dạy kỹ năng, mà đào tạo tư duy - cách học suốt đời, cách cập nhật liên tục và phản ứng nhanh với thị trường. Với triết lý “thực học, thực hành, thực nghiệp”, nhà trường đang truyền cảm hứng cho thế hệ lao động mới không ngừng làm mới mình, thích nghi với mọi thay đổi.

Với vai trò là “xương sống” của nền kinh tế, ngành Công Thương đang đứng trước áp lực phải chuyển mình mạnh mẽ để bắt nhịp kỷ nguyên số. Chuyển đổi số không chỉ còn là lựa chọn, mà là yêu cầu sống còn. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử được xác định là một trong bốn trụ cột của Chiến lược chuyển đổi số ngành Công Thương giai đoạn 2021–2030, bên cạnh quản lý nhà nước, hạ tầng logistics, và phát triển công nghiệp số.

Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương
Ngành Công Thương đang đứng trước áp lực phải chuyển mình mạnh mẽ để bắt nhịp kỷ nguyên số. Ảnh: Ngọc Hoa

Bộ Công Thương đã triển khai hàng loạt đề án trọng điểm như: Đề án phát triển thương mại điện tử quốc gia, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, Đề án chuyển đổi số ngành Công Thương… Đồng thời, các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TiktokShop, Tiki… cũng đang được tích cực “kéo” về tận thôn bản để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và hàng thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, nếu thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, thiếu hệ thống đào tạo liên tục cho cán bộ ngành Công Thương tại địa phương, những nỗ lực trên rất dễ rơi vào tình trạng "đầu tư công nghệ nhưng lạc lõng con người". Thương mại điện tử không thể phát triển trong một môi trường thiếu hiểu biết và thiếu chuẩn mực.

Thương mại điện tử không chỉ là con đường ngắn nhất để sản phẩm Việt vươn ra thế giới, mà còn là biểu tượng cho khát vọng vươn lên của cả một nền kinh tế . Để hiện thực hóa điều đó, ngành Công Thương cần trở thành đầu tàu, không chỉ ở cấp chính sách, mà còn ở cấp con người, cấp đào tạo, và cấp hành động thực tiễn.

Thương mại điện tử là chìa khóa để phát triển kinh tế số khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, nơi mà một chiếc điện thoại thông minh có thể là cây cầu nối bà con dân tộc với người tiêu dùng thành thị, thậm chí là quốc tế.

Để hiện thực hóa tầm nhìn ấy, vấn đề đào tạo thương mại điện tử không thể đi sau mà phải đi trước một bước. Sự chủ động đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp của các trường ngành Công Thương cho thương mại điện tử chính là lời khẳng định rằng: đào tạo là nền móng của chuyển đổi số bền vững.

Hoàng Nhưỡng - Ngọc Hoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cơ sở đào tạo Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em và học sinh có hiệu lực từ ngày 1/5/2025, giúp các bậc cha mẹ giảm gánh nặng chi phí, thực hiện định hướng ưu tiên cho giáo dục.
Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long lưu ý, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có một số điểm mới, cần nhận thức, xác định rõ trong các văn bản chỉ đạo để có giải pháp sát hơn.
Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mở hướng mới cho ngành giáo dục.
Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Ngoài Toán và Ngữ văn là 2 môn thi bắt buộc, Lịch sử là môn lựa chọn được các thí sinh đăng ký nhiều nhất với gần 500.000 trong hơn 1,16 triệu thí sinh.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Đến 17h ngày 28/4, hệ thống đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 ghi nhận tổng số 1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi.
Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Hôm nay, 28/4 là ngày cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo mở hệ thống quản lý thi để thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.
Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Việc sáp nhập tỉnh đòi hỏi sách giáo khoa phải được hiệu chỉnh linh hoạt, tránh thay mới toàn bộ, giúp tiết kiệm chi phí và duy trì sự ổn định trong giáo dục.
Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Xe đua đội King-Lớp Cao đẳng Điện-Điện tử 24C Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã đoạt quán quân cuộc thi đua xe năng lượng trời (Solar E-car Challenge 2025).
Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Sáng 26/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, 6 thí sinh của Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2 đều giành huy chương Vàng.
Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/4/2025, gió trên các vùng biển có cường độ ít thay đổi. Khu vực Nam Biển Đông có mưa rào và dông vài nơi.
Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Trại hè không chỉ giúp trẻ em giải trí, rèn luyện kỹ năng, mà còn là dịp để khám phá sở thích và phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

Gói phần mềm công nghiệp giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nâng cao đào tạo công nghiệp số, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.
“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đảng bộ Trường ĐHCNHN lần thứ VIII
Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Từ sân chơi nhỏ về khởi nghiệp nơi học đường đến thế hệ doanh nhân có trí và lực trong tương lai là một quãng đường dài nhưng nếu kiên trì sẽ tạo ra quả ngọt.
Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Thí sinh cả nước đã bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, nhưng thực tế tâm lý bối rối, chênh vênh và áp lực vẫn phủ bóng học trò.
Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Ngành STEM là trụ cột chuyển đổi số nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay vì khó khăn tài chính. Vay tín dụng liệu có giúp họ tiếp tục ước mơ?
Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Vượt qua 10 đội thi tại vòng chung kết, Llamas và Trailblazers đã xuất sắc giành ngôi quán quân cuộc thi Business Challenges mùa thứ 7, năm 2025.
Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Ngày 20/4/2025, vòng chung kết cuộc thi UEB Business Challenges Season 7 đã chính thức diễn ra tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Nguyễn Văn Đức - sinh viên Cao đẳng Quản trị mạng máy tính khoá 2024 - Cao Thắng đã đoạt quán quân Cuộc thi “Olympic Tin học 2025 - Đấu trường số”.
Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Những vụ việc bạo hành trẻ em tại các cơ sở mầm non ở một số địa phương liên tiếp xảy ra gần đây lại khiến dư luận không khỏi chạnh lòng.
Mobile VerionPhiên bản di động