Gặp người sưu tầm cổ vật mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc

Tôi có dịp gặp ông Nguyễn Hữu Ngôn (SN 1961) ở thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, người có hơn 30 năm theo đuổi niềm đam mê sưu tầm cổ vật.

Hơn 30 năm theo đuổi niềm đam mê sưu tầm cổ vật, với hàng nghìn cổ vật được lưu giữ tại nhà riêng và trưng bày tại Nhà truyền thống huyện, trong đó có nhiều cổ vật mang giá trị văn hóa của dân tộc…

Hàng nghìn cổ vật được lưu giữ tại căn nhà của gia đình ông và Nhà truyền thống huyện Hoằng Hóa, có nhiều cổ vật mang giá trị văn hóa của dân tộc…

Đam mê “săn” cổ vật từ nhỏ

Trong căn nhà cũ kỹ 3 tầng xây dựng từ những năm 90, nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn trưng bày nhiều bộ sưu tập với hàng nghìn cổ vật như: đồng hồ cổ; xe máy, xe đạp cổ; đèn dầu cổ; tem thư qua các thời kỳ; đặc biệt là những nông cụ qua các của các dân tộc Mường, Thái, Kinh qua các thời kỳ như: liềm, hái, niêu đất, cối xay; bát, đĩa, vại, cối…được ông Ngôn sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Ông Ngôn tâm sự, từ nhỏ, ông đã ham mê sưu tầm cổ vật để có thể đối chứng với lịch sử, qua đó tìm hiểu những câu chuyện xoay quanh chúng. Xuất thân từ người nông dân, lớn lên từ hạt lúa củ khoai, lấm lem bùn đất nên ông Ngôn hiểu hơn ai hết nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân. Hơn nữa, với mong muốn niềm đam mê của mình sẽ là minh chứng để các thế hệ con cháu sau này có thể cảm nhận hết nỗi vất vã, lam lũ của thế hệ ông cha trước đây. Từ đó, ông Ngôn đã rong ruổi về các vùng quê để tìm kiếm những nông cụ của người nông dân xưa qua nhiều thời kỳ; săn tìm những chiếc đồng hồ cổ thời Liên xô, Trung Quốc…

Nhà Sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn bên những nông cụ của người nông dân Việt Nam xưa (Ảnh do ông Ngôn cung cấp).
Nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn bên những nông cụ của người nông dân Việt Nam xưa (Ảnh do ông Ngôn cung cấp).

Đam mê sưu tầm cổ vật đã thấm sâu vào sương máu nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn, nhưng để sở hữu được những cổ vật tưởng chừng như bỏ đi ấy, ông Ngôn phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả những đồng tiền ít ỏi mà ông tích cóp từ tiền lương, nhuận bút cộng tác viên cho nhiều tờ báo, tạp chí. Ông Ngôn chia sẻ: “Để thỏa mãn đam mê, sở hữu những cổ vật mình yêu thích, tôi phải đi đến từng thôn, xóm ở nhiều làng, xã để tìm kiếm, lượm nhặt, mua lại của người dân trên khắp mọi miền. Nghe ở đâu có vật cổ là tôi lại mũ áo, cởi xe máy lên đường. Có những chuyến đi may mắn sở hữu vài cổ vật, nhưng cũng có những lần về tay trắng, còn phải đối mặt với nguy khó trên đường. Để có nhiều bộ sưu tập với hàng nghìn cổ vật như bây giờ, tôi không nhớ là mình đã lên đường bao nhiêu lần!”.

Gặp người sưu tầm cổ vật mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc

Trong số hàng nghìn cổ vật mà ông Ngôn đang sở hữu, có những món ông xin không, nhưng đa phần là những cổ vật ông phải bỏ tiền dành dụm từ đồng lương ít ỏi để sở hữu nó. Với đồng lương của một công chức, để thỏa mãn đam mê, ông Ngôn vẫn phải lo cho cuộc sống gia đình. Chính vì vậy ông đã làm cộng tác viên cho rất nhiều tờ báo, tạp chí để lấy tiền nhuận bút, thỏa mãn đam mê mà bấy lâu nay người đời vẫn gọi ông là “Ngôn đồ cổ”. Đáng chú ý, trong hàng nghìn hiện vật của ông Ngôn, bộ sưu tập với hàng nghìn con tem phong phú các chủ đề: Sự kiện lịch sử, Bác Hồ, trang phục các dân tộc anh em…. mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc.

Cứ nhìn vào căn nhà 3 của ông Nguyễn Hữu Ngôn với hàng nghìn cổ vật về đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân Bắc Trung Bộ trên khắp mọi miền tổ quốc. Chỗ này là hệ thống các công cụ làm đất như: mảnh, tước, rìu đá, rìu đồng, cày, bừa…Chỗ kia là công cụ làm cỏ như: các loại cào, nạn, dao phạt, liềm…Kia nữa là công cụ chế biến sản phẩm nông nghiệp như: các loại cối xay, cối giã, các loại nồi, chõ, niếng...Rồi công cụ lưu giữ, bảo quản lương thực, thực phẩm như: đồ sành, gốm, sứ như vò, âu, ang, vại, chum, xồm, kiệu…mới thấu hiểu hết nỗi đam mê về nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Ngôn.

… là tư liệu giáo dục truyền thống cho cán bộ và thế hệ trẻ

Để sở hữu hàng nghìn cổ vật với nhiều bộ sưu tầm, nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn phải bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc, thậm chí phải đổ cả máu trên chặng đường đam mê là vậy. Nhưng với một tấm lòng hướng về cội nguồn, với mong muốn những vật cổ của mình sẽ là minh chứng để giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu sau này sẽ cảm nhận hết nỗi vất vả, lam lũ của thế hệ trước, nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn đã dâng tặng cả nghìn cổ vật mà mình góp nhặt bấy lâu cho huyện Hoằng Hóa trưng bày tại Nhà truyền thống làm nơi thăm quan của các du khách trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là địa chỉ đỏ để các thế hệ trẻ của huyện Hoằng Hóa ghi nhớ, học tập noi theo truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại trong lao động, sản xuất và chiến đấu.

Một góc nhỏ bộ sưu tập đồng hồ cổ thời Liên Xô, Trung Quốc những năm 1950
Một góc nhỏ bộ sưu tập đồng hồ cổ thời Liên Xô, Trung Quốc những năm 1950

Ghi nhận trước những cổ vật ông Ngôn đã đóng góp làm tư liệu trưng bày tại Nhà truyền thống huyện, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa Lê Sỹ Nghiêm cho biết: “Nhà truyền thống huyện Hoằng Hóa là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật, tư liệu, hình ảnh thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Các hiện vật trưng bày tại Nhà truyền thống huyện sẽ đóng góp quan trọng giúp việc bảo tồn, lưu giữ và lan tỏa hình ảnh đẹp về đất và người nơi đây qua nhiều thế hệ. Trong số các hiện vật được trưng bày tại Nhà truyền thống, có cả nghìn cổ vật mang đậm giá trị văn hóa dân tộc qua các thời kỳ được nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn tặng cho huyện. Đây là những món quà vô giá được Đảng bộ huyện và người dân rất trân trọng”.

Theo quan sát của phóng viên, ngoài những hình ảnh về cổ vật của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn, Nhà truyền thống Hoằng Hóa còn giới thiệu ảnh chân dung các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng qua các thời kỳ. Những con người ấy chính là niềm tự hào, là đại diện, minh chứng thuyết phục nhất về vùng đất học xứ Thanh. Các vật cổ, hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Nhà truyền thống huyện Hoằng Hoá không đơn thuần chỉ là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật mà vượt lên trên tất cả, bảo tàng, Nhà truyền thống được xem như chiếc cầu nối xóa nhòa ranh giới giữa quá khứ và hiện tại nhằm mang lại cho người xem cái nhìn tổng quát nhất về lịch sử hình thành, phát triển cũng như những đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất xứ Thanh qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử đấu tranh của dân tộc ta.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Văn hóa và sứ mệnh "soi đường cho quốc dân đi" theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Văn hóa và sứ mệnh "soi đường cho quốc dân đi" theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bảo tàng là nơi khuyến khích học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo

Bảo tàng là nơi khuyến khích học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Xem thêm