Thứ sáu 18/04/2025 12:32

EU nới lỏng quy định xanh: Doanh nghiệp dệt may có ‘dễ thở’?

Dù EU có 'mềm hóa' trong thực thi chính sách xanh nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, doanh nghiệp dệt may vẫn cần khẩn trương đáp ứng quy định, tiêu chuẩn.

'Mềm hóa' chính sách xanh

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 2/2025 vừa qua, ông Trần Ngọc Quân - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU thông tin, trước những diễn biến mới của thị trường, giai đoạn 2024 – 2029, EU đã có những thay đổi căn bản về quan điểm chính sách xanh và sử dụng các công cụ '‘mềm dẻo’' hơn để thay đổi hành vi của doanh nghiệp. Hiện tại, Chương trình thỏa thuận xanh châu Âu, với rất nhiều yêu cầu cao về môi trường và phát triển bền vững đã dần chuyển sang những chính sách '‘nhẹ nhàng hơn’'.

Ông Trần Ngọc Quân- Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU

Dự kiến EU sẽ thực hiện các chương trình tổng thể, như: Tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục thuế quan, phát triển xanh theo năng lực của doanh nghiệp, thay cho cách áp dụng '‘cứng nhắc’'.

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc thay đổi thời hạn áp dụng EUDR (Quy định chống phá rừng) đến tháng 12/2025; rà soát lại CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) đưa số lượng doanh nghiệp dự kiến bị ảnh hưởng xuống còn 20%.

EU là thị trường xuất khẩu rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may. 2 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang một số thị trường trong khối EU vẫn giữ vững phong độ.

Trong đó, thị trường Bỉ tháng 2/2025 đạt 17,9 triệu USD, 2 tháng đầu năm đạt 50,3 triệu USD; Đan Mạch đạt 2,8 triệu USD và 10,6 triệu USD; Đức 40,8 triệu USD và 107 triệu USD; Hà Lan 64 triệu USD và 148 triệu USD; Italia 19,8 triệu USD và 47,5 triệu USD…

Ông Trần Ngọc Quân cũng cho hay, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (Hiệp định EVFTA) đã và đang đóng góp nhiều vào thương mại Việt Nam – EU.

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu dệt may của EU từ ngoài khối đã tăng từ 3,3% lên 4,3%. Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 6 trong danh sách các nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất vào EU sau Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Pakistan.

Khẩn trương đáp ứng quy định

Dù EU có xu hướng '‘mềm hóa’' và kéo dài lộ trình thực hiện chính sách xanh, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo, những biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời. Trong dài hạn, chính sách xanh sẽ tiếp tục được EU triển khai thực hiện. Do đó, việc đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định xanh là cần thiết với các doanh nghiệp dệt may trong nước.

Doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo đẩy nhanh tiến độ đáp ứng các quy định xanh tại EU nhằm giữ vững và mở rộng thị phần. Ảnh: Nguyễn Huyền

Mặt khác, trong bối cảnh EU đang thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại tự do với nhiều nước khác, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tăng cường xúc tiến thương mại, chiếm lĩnh thị trường thì chỉ 1, 2 năm tới sẽ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn đến từ các nước có thỏa thuận thương mại với EU. “Rất nhiều hiệp định thương mại tự do sẽ được EU kết thúc đàm phán dự kiến trong năm nay và năm sau”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU nói.

Xu hướng bảo hộ gia tăng ở nhiều thị trường, trong đó có EU. Nếu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa thiếu kiểm soát hay gian lận thương mại, chuyển khẩu các mặt hàng từ các nước EU đang hạn chế thương mại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.

Như vậy có thể thấy, sự điều chỉnh chính sách của EU thực ra là các biện pháp tạm thời, sẽ không có gì đảm bảo EU sẽ không quay lại áp dụng các biện pháp về môi trường. Doanh nghiệp Việt Nam nên tranh thủ thời gian này để thực hiện các quy định của EU.

Thương vụ Việt Nam tại EU đã nhận được một số đề nghị của Hiệp hội Dệt may EU và một số doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét đưa vào biểu nhập khẩu vải tái chế để sử dụng tại Việt Nam. Hiện Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa vào biểu nhập khẩu một số mặt hàng tái chế, nhưng chủ yếu là sắt thép, nhựa và giấy”, ông Trần Ngọc Quân cho hay.

Về vấn đề này, mới đây Tập đoàn Syre của Thụy Điển đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương đề xuất đầu tư Dự án nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi polyester tại tỉnh Bình Định.

Đại diện Tập đoàn Syre cũng đề xuất được hỗ trợ về cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai dự án tái chế rác thải dệt may, hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu tái chế và đánh giá tác động môi trường.

Khẳng định ủng hộ việc đầu tư dự án, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cũng bày tỏ rõ quan điểm, về nguyên tắc, Bộ Công Thương ủng hộ dự án, nhưng đây là dự án đầu tư đặc biệt, theo quy định luật pháp Việt Nam phải có nghị quyết đặc biệt cho dự án này.

"Đây là dự án đặc thù, thí điểm, phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với nguyên vật liệu đã qua sử dụng. Sau khi có nghị quyết, Bộ Công Thương sẽ sửa Thông tư số 08/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nêu rõ.

Dự án nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi polyester của Tập đoàn Syre được triển khai thành công sẽ tăng công suất nguồn vải sản xuất xuất trong nước, giúp dệt may Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc tại Hiệp định EVFTA. Đồng thời, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu tái chế của EU.

Chính sách xanh như: Thỏa thuận xanh EU, hộ chiếu sản phẩm, thiết kế sinh thái, CBAM… được đánh giá là những tiêu chuẩn khó, đòi hỏi nhiều chi phí công sức cho thực thi của doanh nghiệp dệt may.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Định hình lại thị trường để nâng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang Pháp

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở 'vùng an toàn'

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Gỡ khó trong công tác đào tạo nhân lực ngành ngân hàng để thực thi, tận dụng tốt hơn các FTA

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA