Thứ năm 26/12/2024 16:40

EU đưa ra 4 cảnh báo với sản phẩm Việt Nam xuất khẩu trong tháng 10/2021

Trong tháng 10/2021, EU đưa ra 4 cảnh báo với sản phẩm Việt Nam xuất khẩu. Đại diện Văn phòng SPS Việt Nam nhận định, khi tham gia hội nhập, các nước khác vẫn có những vi phạm, bị cảnh báo, thì điều này là bình thường. Điều quan trọng là chúng ta cố gắng tối đa không vi phạm. Sau mỗi cảnh báo chúng ta rút ra được bài học gì, xuất phát từ đâu?.

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) cho biết, trong tháng 10/2021, Văn phòng SPS Việt Nam đã nhận được 4 cảnh báo trên Hệ thống cảnh báo An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (RASFF) đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.

Quả chôm chôm, một trong số 4 sản phẩm bị Hệ thống cảnh báo An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (RASFF) cảnh báo trong tháng 10/2021

Đó là cảnh báo số 2021.5398 ngày 7/10 với sản phẩm quả chôm chôm. Mối nguy là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gồm: Imidacloprid là 0,015 mg/kg; Cypermethrin 0,015 mg/kg; Thiamethoxam 0,011 mg/kg; Clothianidin 0,019 mg/kg; Phenylphenol 0,021 mg/kg và chất cấm Permethrin 0,93 mg/kg, Profenofos 0,029 mg/kg ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng theo Chỉ thị số 91/414/EEC. Biện pháp thực hiện là Italy thông báo cho cơ quan chức năng. Nhà xuất khẩu là Công ty Xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại Khang An, địa chỉ số 210, Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Mức độ rủi ro là không xác định.

Cảnh báo số 2021.5783 ngày 26/10/2021 với sản phẩm mộc nhĩ khô. Biện pháp thực hiện là Đức thu hồi sản phẩm trên thị trường; lô hàng số MHD 30.01.2023; khối lượng 700kg. Nhà xuất khẩu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hanofood, địa chỉ tại 47 đường Chương Dương, Hải Dương. Mối nguy là phát hiện dư lượng Chlorpyrifos ở mức 0,24 ± 0,12 ppm. Theo Chỉ thị số 91/414/EEC sửa đổi, quy định (EU) 2020/1085 quy định mức dư lượng tối đa Chlorpyrifos đối với sản phẩm trên là 0,01 ppm. Mức độ rủi ro là nghiêm trọng.

Cảnh báo số 2021.5861 ngày 27/10 với sản phẩm hạt tiêu đen 3mm, tên tiếng anh “Black Pepper Pinheads 3mm”. Biện pháp thực hiện là Tây Ban Nha từ chối nhập tại cửa khẩu; lô hàng số 48003G212701 với khối lượng 25kg. Nhà sản xuất là Công ty TNHH Synthite Việt Nam, địa chỉ ấp Bưng Riềng, Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Mối nguy là phát hiện dư lượng Chlorpyrifos ở mức 0,035±0,018 ppm. Theo Chỉ thị số 91/414/EEC sửa đổi, quy định (EU) 2020/1085 quy định mức dư lượng tối đa Chlorpyrifos đối với sản phẩm trên là 0,01 ppm. Mức độ rủi ro là không xác định.

Cuối cùng là cảnh báo số 2021.5839 ngày 28/10 với sản phẩm bột quế. Biện pháp thực hiện là Italy thông báo lưu ý; lô hàng số: LOTTO 4069. Nhà xuất khẩu là Công ty Cổ phần Visimex, địa chỉ tại tầng 4, tòa nhà Gemadept, Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mối nguy là phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus ở mức 16.000 CFU/g. Theo Quy định của (EU)178/2002, (CE) 882/2004, (CE) 854/2004 mức cho phép tối đa 1.000 CFU/g. Mức độ rủi ro là nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản rà soát, kiểm tra và yêu cầu các nhà sản xuất có sản phẩm nêu trên rà soát các khâu trong chuỗi quản lý để xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Trên cơ sở kết quả rà soát, kiểm tra, đề nghị các đơn vị gửi văn bản thông báo kết quả xử lý về Văn phòng SPS Việt Nam để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Liên quan đến những cảnh báo đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - nhận định, Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu, thực thi các hiệp định thương mại tự do. Trên thực tế cho thấy, khi tham gia hội nhập, các nước khác vẫn có những vi phạm, bị cảnh báo, thì điều này là bình thường. Điều quan trọng là chúng ta cố gắng tối đa không vi phạm.

Ông Ngô Xuân Nam dẫn chứng, trong tháng 10/2021, trên Hệ thống cảnh báo An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (RASFF) có trên 400 thông báo đối với lô hàng của các quốc gia nhập khẩu hoặc lưu thông trên thị trường EU vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Trong số đó, các vi phạm về ô nhiễm vi sinh vật là 128 cảnh báo; mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là 93 cảnh báo, độc tố nấm mốc 30 cảnh báo, dư lượng thuốc thú y 3 cảnh báo và những vi phạm khác.

Do đó, vấn đề mối nguy vi phạm có thể xuất hiện bất kỳ ở khâu nào đó. Sau mỗi cảnh báo chúng ta rút ra được bài học gì, xuất phát từ đâu?. Hiện nay, về vĩ mô Văn phòng SPS được Thủ tướng giao xây đựng đề án nâng cao hiệu quả thực thi SPS. Đây là đề án rất quan trọng, nâng cấp hệ thống SPS của Việt Nam. Chúng tôi đang lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành để trình Thủ tướng sớm nhất.

Về trước mắt, Văn phòng SPS Việt Nam đẩy mạnh cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nắm được những quy định thay đổi mới của thị trường. Bên cạnh đó, tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, rồi phối hợp với các Bộ, ngành.

Đối với doanh nghiệp làm thương mại, chế biến, ông Ngô Xuân Nam cho rằng, cần thay đổi xoay sang việc tập trung vào chất lượng sản phẩm. Nếu chúng ta tập trung vào các mặt hàng chất lượng thì tự người ra sẽ tìm đến mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có bộ phận nghiên cứu về kỹ thuật. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ rất cần điều này. “Chúng tôi cũng sẽ bổ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ. SPS đã chuẩn bị cho các bài giảng cho các doanh nghiệp, HTX, đối tượng sản xuất trực tiếp bài giảng cũng sẽ khác”, ông Ngô Xuân Nam cho biết.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?