Thứ năm 28/11/2024 09:31

EU “chi đậm” mua năng lượng của Nga, dầu thô Nga vẫn bán trên giá trần

Liên minh châu Âu (EU) đã chi gần 30 tỷ euro để mua khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu của Nga trong năm 2023.

EU “chi đậm” mua năng lượng của Nga

Dữ liệu của Cơ quan thông kế châu Âu (Eurostat) cho thấy, Nga đã cung cấp năng lượng trị giá hơn 29 tỷ euro (31,2 tỉ USD) cho EU vào năm ngoái. Con số này giảm 3 lần so với năm 2022, khi EU mua năng lượng trị giá hơn 90 tỷ euro của Nga.

Nga đã cung cấp năng lượng trị giá hơn 29 tỷ euro (31,2 tỷ USD) cho EU vào năm ngoái

Mặc dù Brussels cấm mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga, nhưng Bulgaria vẫn nhận được đặc quyền tạm thời nhập khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga và việc sử dụng đường ống dẫn dầu Druzhba, nơi cung cấp cho Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc.

Trong khi đó, khí đốt và LNG qua đường ống của Nga không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế. Theo đó, tổng xuất khẩu của Nga sang khối 27 thành viên đạt 50,64 tỷ euro vào năm ngoái, trong khi Nga nhập khẩu 38,32 tỷ euro từ EU.

Dầu thô Nga vẫn bán trên giá trần của châu Âu

Theo các thương nhân, giá dầu Urals củaNga tại các cảng phía Tây đã tăng lên trên 66 USD/thùng trong bối cảnh giá cước vận chuyển ổn định và mức chiết khấu thu hẹp đối với các lô hàng tháng 3. Như vậy, giá dầu thô của Nga đã vượt quá giới hạn giá trần dầu (60 USD/thùng) của phương Tây trong khoảng một tháng qua.

Kể từ giữa tháng 1, giá dầu Urals đã tăng đáng kể, thúc đẩy lợi nhuận năng lượng của Nga bất chấp các lệnh trừng phạt do phương Tây đưa ra.

Trước đó, Mỹ, các nước Nhóm G7 (G7) và Australia áp đặt vào năm 2022 nhằm cố gắng giảm doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu bằng đường biển như một phần của lệnh trừng phạt đối với các hành động quân sự của nước này ở Ukraine. Các nhà cung cấp dầu của Nga chỉ có thể sử dụng các dịch vụ của phương Tây như vận chuyển và bảo hiểm khi giá dầu thô giao dịch dưới 60 USD/thùng.

Giới thương nhân cho biết, giá dầu thô Brent sẽ cần giảm thêm đáng kể để đẩy giá Urals, theo giá chuẩn, trở lại dưới 60 USD/thùng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm nay nhu cầu dầu thế giới dự kiến sẽ tăng với tốc độ yếu hơn đáng kể, trong khi sản lượng tăng vọt từ châu Mỹ sẽ giúp thúc đẩy nguồn cung bất chấp việc hạn chế sản lượng từ OPEC+.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Phát triển điện hạt nhân: Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hướng tới Net Zero

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La