Thứ hai 23/12/2024 00:59

Đưa sản phẩm xứ dừa xuất ngoại

Từ một sản phẩm bánh dừa nướng đậm chất thôn quê, cùng với “bí quyết” và sự hỗ trợ của máy móc công nghệ, chị Mai Thị Ý Nhi (Đà Nẵng) đã đưa sản phẩm xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính.

Sinh ra từ quê hương xứ dừa Tam Quan, Bình Định, sau khi chuyển ra sinh sống tại TP. Đà Nẵng, chị Mai Thị Ý Nhi (sinh năm 1980) luôn đau đáu nỗi vất vả của người dân quê mình về đầu ra cho dừa tươi.

Sản phẩm bánh dừa nướng đáp ứng quy định chất lượng, vệ sinh môi trường

Học hỏi, mày mò tìm công thức riêng, đến năm 2017, mẻ bánh dừa nướng đầu tiên ra đời. Nhắm đến thị trường khách du lịch, các sản phẩm bánh dừa nướng của chị bắt đầu xuất hiện tại các siêu thị đặc sản, điểm bán đồ lưu niệm cho du khách, chợ Hàn, chợ Cồn, đèo Hải Vân…

“Mỗi miếng bánh dừa nướng đều gói gọn hương vị truyền thống miền Trung, ở đó là những nguyên liệu dễ tìm, quen thuộc như hương bột gạo, bột nếp từ Quảng Nam, hay trái dừa Bình Định từ quê mình sinh ra. Du khách đến Đà Nẵng mỗi khi ăn miếng dừa nướng đều rất thích, trong giỏ đồ của họ luôn có hộp bánh dừa nướng của mình, tự hào lắm, có thể quảng bá cho du lịch Đà Nẵng, du lịch Việt Nam, đồng thời phát triển kinh tế của người nông dân khi có đầu ra về nông sản”- chị Nhi chia sẻ và cho biết, nhờ công nghệ hóa, tự động hóa trong sản xuất, cơ sở có thể sản xuất ra sản phẩm bánh dừa với lát bánh mỏng nhất hiện nay, vừa đồng đều kích thước vừa giữ được vị truyền thống vốn có của bánh dừa nướng.

Được du khách quốc tế, đặc biệt là khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đón nhận tích cực, chị Nhi tính đường đưa sản phẩm xuất khẩu. Chị Nhi cho biết, cái duyên đầu tiên để bánh dừa xuất ngoại là khi đó có người khách mua bánh về Nhật Bản làm quà, được nhiều người khen ngon và họ đặt hàng cơ sở chị sản xuất.

Vượt qua những kiểm định khắt khe về chất lượng, đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, sản phẩm bánh dừa nướng made in Việt Nam đã đặt chân được đến những thị trường nổi tiếng khó tính về thực phẩm truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc.

Chị Nhi cho biết, rất khó để có thể nhập hàng vào Nhật Bản, vì sản phẩm phải đáp ứng quy định chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh môi trường rất khắt khe, trong khi thành phần chính của bánh dừa nướng là những thứ như gạo, nếp. Cụ thể, để chọn mua một mặt hàng thực phẩm, người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm tới yếu tố tác động đến sức khỏe, giá thành và sự tiện lợi của sản phẩm, cùng với đó, trên bao bì sản phẩm phải có thông tin về thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, bảo quản. “Sau nhiều tháng điều chỉnh, chứng minh nguyên liệu sạch đạt chuẩn 100%, cơ sở mới có thể thành công đưa lô hàng đầu tiên lên kệ của đất nước mặt trời mọc, đơn hàng tại thị trường Nhật Bản ngày càng “dày hơn” nhờ đơn vị được hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Hiện tại, cơ sở đang có kế hoạch tiến vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) để tăng kim ngạch xuất khẩu cho năm 2022”- chị Nhi cho biết thêm.

Chị Nhi chia sẻ, suốt 2 năm chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, du lịch đóng băng, kênh tiêu thụ chính của sản phẩm bánh dừa nướng gặp khó, chị Nhi đã chủ động tăng cường xuất khẩu, biến xuất khẩu trở thành kênh chủ lực tiêu thụ sản phẩm của cơ sở.

Hiện sản phẩm bánh dừa nướng do cơ sở chị Nhi sản xuất đã được TP. Đà Nẵng công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Đây là cơ sở để chị cùng các cộng sự tiếp tục nỗ lực hơn nữa vươn tầm nông sản Việt ra thế giới.
Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững