Thứ sáu 27/12/2024 23:52

Đua ngựa Bắc Hà: Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Theo truyền thống, giải đua ngựa ở Bắc Hà thường được tổ chức vào mùa xuân với quy mô toàn vùng. Vào năm 1975, ở Bắc Hà tổ chức một buổi diễu hành với trên 200 con ngựa đi khắp khu vực trung tâm chào mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến mùa xuân năm 1980, Huyện đội (Ban Chỉ huy Quân sự) huyện Bắc Hà tổ chức giải đua ngựa, bắn súng chọn kỵ sĩ, xạ thủ giỏi để tham gia dân binh vận chuyển lương thực bằng đường bộ. Sau đó, Bắc Hà không tổ chức giải nào nữa.

Đến năm 2007, sau 27 năm lễ hội đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mới chính thức được khôi phục lại. Lễ hội đua ngựa truyền thống đã trở thành hoạt động thường niên của huyện Bắc Hà tổ chức mỗi năm 1 lần, thực sự đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa, thể thao đặc sắc của đồng bào các dân tộc địa phương. Đồng thời, lễ hội đua ngựa góp phần quảng bá hình ảnh con người, du lịch Bắc Hà đến du khách trong và ngoài nước.

Nét độc đáo của đua ngựa Bắc Hà là đua ngựa thồ, bởi những chú ngựa đua hôm nay, trước đó là những chú ngựa thồ của nhà nông ở vùng cao. Ở đây, đồng bào dân tộc thiểu số nuôi ngựa nhằm mục đích làm phương tiện chuyên chở hàng hóa ra ruộng vườn hoặc lên nương rẫy ở trên cao, đồi núi dốc. Đôi khi, ngựa “cõng” người đến những nơi xa xôi, hẻo lánh, giao thông khó khăn mà ô tô hay xe máy không thể tới được.

Bên cạnh đó, “kị mã” là những nông dân đích thực. Họ tham gia vòng đua trước hàng ngàn người xem xuất phát niềm đam mê thể thao, muốn thể hiện bản lĩnh và tài nghệ cưỡi ngựa của người dân vùng cao.

Lễ hội đua ngựa Bắc Hà chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội đua ngựa truyền thống hàng năm đã trở thành điểm nhấn về du lịch của huyện Bắc Hà, mỗi mùa giải thu hút bình quân từ 2,5 - 3 vạn lượt du khách tới tham quan. Việc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp cho Lễ hội đua ngựa truyền thống của huyện Bắc Hà được quan tâm bảo tồn và phát huy tốt hơn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc trên vùng Cao nguyên trắng Bắc Hà.

Thảo My
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu