Thứ ba 05/11/2024 17:23

Du lịch Việt Nam: Những thách thức cần hóa giải

Thời cơ đang rất rộng mở, nhưng sẽ có rất nhiều thách thức nếu du lịch Việt Nam không quyết liệt cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như tạo được lòng tin, sức hút đối với du khách quốc tế.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tham mưu, đề xuất Chính phủ việc mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - ông Hoàng Đạo Cương - cho rằng, thời gian tới Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu đã có sự chuẩn bị sẵn sàng, hỗ trợ tốt về chính sách nhằm đẩy mạnh quảng bá xúc tiến, phục hồi, thu hút khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép.

Cơ hội nhiều nhưng cũng không ít thách thức đặt ra đối với ngành du lịch

Bà Nguyễn Minh Hằng - Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Bộ Ngoại giao cũng chỉ rõ khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải đó là khi mở cửa đón khách phải theo dõi diễn biến dịch bệnh sát sao; các chính sách du lịch ở một số nước còn khá hạn chế, ảnh hưởng đến kế hoạch của du khách.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, đây là “thời điểm vàng” cho du lịch Việt Nam phục hồi; đồng thời, là cơ hội để thay đổi cấu trúc du lịch và tạo lòng tin với du khách quốc tế.

Trước các thách thức đang đặt ra, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên khuyến nghị, ngành du lịch cần có lộ trình rõ ràng hơn trong việc chủ động công bố với quốc tế về một đất nước an toàn, sẵn sàng đón khách du lịch và cần có những cơ chế thông thoáng hơn đối với chính sách miễn thị thực.

Hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động và quyết tâm vực dậy hoạt động kinh doanh, nhưng việc quay trở lại thị trường du lịch vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề, mức độ sẵn sàng chưa được trọn vẹn, mạnh mẽ. Vì thế, bà Nguyễn Thị Lê Hương - Phó Tổng giám đốc Vietravel - đề xuất, ngành du lịch cần có thông điệp truyền thông mang tính tổng thể, kết nối các vùng, các tỉnh, có chính sách xử lý dịch bệnh rõ nét; khách không cần xét nghiệm Covid-19 trước khi bay nhằm tạo thế cân bằng giữa khách nội địa và khách quốc tế, đồng thời nâng tần suất các chuyến bay; địa phương cần kết nối nguồn nhân lực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Còn theo bà Phạm Thị Nguyệt - quyền Trưởng ban Tiếp thị bán sản phẩm của Vietnam Airlines, hàng không là cây cầu kết nối du lịch Việt Nam với thế giới, để phát triển du lịch bền vững, các hãng hàng không cần kết nối nhiều chuyến bay và mở rộng mạng lưới bay, đủ rộng, đủ dài cho nhiều năm.

Trước các khó khăn được chia sẻ từ doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo ngành du lịch cũng khẳng định, để mở lại du lịch hoàn toàn và mang lại hiệu quả là điều không đơn giản. Có thể xem dịch Covid-19 là cơ hội để làm mới nhưng thách thức cũng rất nhiều, vì vậy, cần cơ chế mở cửa đồng bộ, toàn diện, an toàn, hiệu quả trên cả nước.

Các địa phương, điểm đến, doanh nghiệp cần tổ chức lại hoạt động du lịch, thống nhất quy trình đón tiếp và phục vụ khách, chủ động phối hợp, liên kết phát triển sản phẩm, làm mới sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách du lịch theo xu hướng mới”- ông Hoàng Đạo Cương đề nghị.

Bộ VHTT&DL đang tăng cường phối hợp các bên liên quan để mở cửa du lịch, tổ chức các chiến dịch xúc tiến quảng bá, phát động chương trình thu hút khách quốc tế và nội địa.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách