Thứ năm 21/11/2024 00:26

Du lịch canh nông ở xứ ngàn hoa

Lên thành phố “ngàn hoa” Đà Lạt, ngoài việc chiêm ngưỡng những danh thắng đẹp, thưởng thức các món ăn đường phố nóng, thơm ngon; du khách còn có dịp trải nghiệm một loại hình du lịch mới. Đó là du lịch canh nông. Theo đó, du khách  trực tiếp đến tận nơi sản xuất rau, hoa quả, cây công nghiệp các loại… cũng như các ngành chế biến nông sản, chăn nuôi trên địa bàn TP. Đà Lạt và các khu vực lân cận. 

Du lịch canh nông là một trong những giải pháp tạo sản phẩm mới, tăng thời gian lưu trú của du khách. Tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành bộ tiêu chí công nhận mô hình “tuyến du lịch canh nông”, “điểm du lịch canh nông”; toàn tỉnh đã công nhận 23 điểm du lịch canh nông. Cùng với thương hiệu du lịch Đà Lạt, 15 năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã phát triển tốt nông nghiệp công nghệ cao; đa dạng cây trồng, vật nuôi, với 34 loại; tạo nền tảng để phát triển du lịch canh nông. Theo thống kê, diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng đạt gần 51.800 héc-ta, chiếm trên 18,57% tổng diện tích đất canh tác và là tỉnh đứng đầu trong cả nước áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Nông dân thu hoạch rau sạch

Đến Đà Lạt - Lâm Đồng, du khách có thể tham quan nhiều điểm “du lịch canh nông” hấp dẫn như: Tham quan vườn bí ngô “khủng” của lão nông Lê Hữu Phan (58 tuổi, ngụ ở số 50 đường Hồ Xuân Hương, TP. Đà Lạt) được cho là độc đáo bậc nhất Việt Nam với những quả bí “khủng” nặng cả 100kg.

Du khách trải nghiệm tưới hoa ven sân Cù (TP. Đà Lạt)
Đa dạng nông sản Đà Lạt - Lâm Đồng bán ven chợ Đà Lạt
Lão nông Lê Hữu Phan bên vườn bí ngô “khủng”

Ngoài ra, du khách có thể tham quan nhiều điểm du lịch canh nông nổi tiếng như đồi chè Cầu Đất; vào xem những công đoạn làm hồng sấy gió; thăm quan các nhà kính trồng rau, quả; các vườn trồng astiso thẳng tắp ở khu vực Trại Mát… Với 5 làng hoa đã được công nhận làng nghề truyền thống, gồm: Thái Phiên, Vạn Thành, Hà Đông, Xuân Thành và Đa Thiện trồng các loài hoa đẹp như cẩm tú cầu, ly ly, cát tường, cúc, cẩm chướng, đồng tiền…

Tiên Sa

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia