Thứ năm 14/11/2024 05:48

Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam 2022: Ngành Công Thương là động lực quan trọng

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong vừa có bài viết phân tích thực tiễn và triển vọng kinh tế Việt Nam. Dựa trên số liệu phân tích của một số tổ chức quốc tế có uy tín, đã chỉ rõ những điểm sáng kinh tế của ngành Công Thương là một động lực quan trọng giúp kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể tăng tốc cao hơn dự kiến. Báo Công Thương Điện tử xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bài 1: Xuất khẩu tăng 8-10%, nhập khẩu đầu vào cho công nghiệp chế tạo chế biến phát triển

Theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn; tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân; phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 đạt mục tiêu:A

Cả nước có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp (khoảng 60.000 - 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn); tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025; có khoảng 35.000 hợp tác xã (trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản), khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; tối thiểu có 5-10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế;

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước. Đến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP. Giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP. Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt không dưới 1% GDP;

Dự báo năm 2022, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% GDP

Theo Báo cáo hàng năm "Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN + 3 năm 2022" công bố ngày 12/4/2022, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) dự báo: Năm 2022, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% GDP và lạm phát 3,4% (còn năm 2023 các con số sẽ tương ứng là 7% và 3%). Tăng trưởng GDP của ASEAN + 3 (gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) năm 2022 đạt 4,7% và đạt mức 4,6% vào năm 2023. Trong đó, mức tăng trưởng của ASEAN năm 2022 là 5,1% và 5,2% vào năm 2023.

Ước tính và dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN +3 năm 2022-2023

Nguồn: AMRO

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2022 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 6/4/2022 dự báo, trong năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% và đạt mức 6,7% trong năm 2023; xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 8-10%; nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu về tư liệu sản xuất và đầu vào cho công nghiệp chế biến chế tạo tăng lên, và tiêu dùng trong nước phục hồi trở lại; thặng dư tài khoản vãng lai ở mức 1,5% GDP (và 2,0% vào năm 2023); tăng trưởng công nghiệp khoảng 9,5%​; sản lượng nông nghiệp tăng 3,5%; ngành dịch vụ tăng 5,5%; lạm phát 3,8% (và 4,0% vào năm 2023).

Còn trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 4/2022 với chủ đề "Đương đầu bão tố", Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam đang phục hồi và sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2022 (giảm so với mức 6,5% theo dự báo WB đã đưa ra trong tháng 10/2021). Thậm chí, GDP có thể chỉ tăng 4% trong kịch bản xấu (nếu giá dầu mỏ và nguyên vật liệu kim loại có xu hướng tăng cao) và phục hồi lại mức tăng 6% và 6,5% lần lượt vào các năm 2023 và 2024.

Trước đó, ngày 28/3/2022, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ phục hồi lên mức 6,1% vào năm 2022 và 6,3% vào năm 2023. Fitch Ratings cũng công bố xếp hạng mặc định của nhà phát hành ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức "BB" với Triển vọng Tích cực.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% trong năm 2022 và 7,2% vào năm 2023. Lạm phát được dự báo tăng lên mức 3,9% vào cuối năm 2022.

Nhiều ước tính lạc quan hơn cho rằng GDP Việt Nam sẽ tăng mạnh từ mức 2,9% năm 2021 lên 7-7,5% vào năm 2022; tổng mức bán lẻ (loại trừ yếu tố giá) sẽ tăng 5% trong 2022 (sau mức giảm 6,2% vào 2021). Thặng dư của cán cân thương mại sẽ tăng đến 5% GDP (so với mức 1% GDP năm. Lợi nhuận của các ngân hàng cũng sẽ tiếp tục tăng nhờ vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% và đa phần tài sản đảm bảo là bất động sản tiếp tục tăng giá trong thời gian 2020-2022; Cơ cấu khoản vay được cải thiện và chi phí huy động vốn thấp. Thậm chí, Capital Economics (công ty tư vấn nghiên cứu kinh tế có trụ sở ở London) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi và GDP sẽ tăng trưởng 8,8% trong năm 2022, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch chỉ là 6,0-6,5% và so với mức 2,58% của năm 2021.

(Còn nữa)

TS. Nguyễn Minh Phong
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu

Ông Trần Ngọc Năm: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đã thể hiện tinh thần theo cơ chế thị trường