Chủ nhật 22/12/2024 09:17

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão số 7 sẽ hướng vào Trung Trung bộ nhưng cường độ bão sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa.

Chiều 8/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp để triển khai công tác ứng phó với bão số 7 (tên quốc tế là YINXING).

Diễn biến và hiện trạng cơn bão số 7

Thông tin về diễn biến cơn bão, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết, đến 14 giờ chiều 8/11, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 700 km về phía đông. Cường độ bão mạnh cấp 14, giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh trên cấp 8 trong 24 giờ tới khoảng 200 km tính từ tâm bão.

“Sáng nay khi bão vừa vào Biển Đông, cấu trúc bão bị vỡ nhưng từ trưa nay, hệ thống mây đối lưu quanh tâm bão đã tốt lên. Qua quan sát, tính toán, chúng tôi thấy cơn bão này đang có xu hướng mạnh trở lại so với thời điểm bão vừa đi qua bán đảo Luzon. Khả năng từ chiều đến đêm nay, cơn bão có thể tiếp tục mạnh thêm”, ông Khiêm nói.

Cũng theo ông Khiêm, trong các phiên dự báo từ ngày 6/11 đến nay, các mô hình, hệ thống dự báo trên thế giới vẫn còn phân tán, chưa thống nhất.

Đơn cử, tổ hợp của 51 phương án tính toán theo mô hình của châu Âu thì chỉ có 1-2 phương án dự báo bão đi qua đảo Hải Nam, còn lại dự báo sau khi đi qua phía bắc quần đảo Hoàng Sa thì bão hướng về phía vùng biển Trung bộ.

Dự báo của Nhật Bản thì cho rằng, hiện nay đang là thời điểm mạnh nhất của bão, sau đó bão suy yếu dần, nhất là khi vào đến vùng biển miền Trung.

Dự báo của Trung Quốc, Mỹ cũng nhận định bão có hướng đi như vậy nhưng cường độ bão tại thời điểm mạnh nhất có thể tăng lên cấp 14-15.

Về dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Giám đốc Mai Văn Khiêm cho hay khi phân tích các yếu tố như tác động của đợt không khí lạnh khô, bề mặt nước biển lạnh nên cường độ bão nhiều khả năng có xu hướng suy yếu.

“Cường độ bão mạnh nhất chỉ ở thời điểm từ nay đến khi vào phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, nhiều khả năng bão suy yếu”, ông Khiêm nói.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia - chia sẻ tại cuộc họp

Về hướng di chuyển, do chi phối của dòng dẫn môi trường cao cận nhiệt đới đang khống chế phía trên, tác động không khí lạnh nên cơ quan dự báo khí tượng quốc gia nhận định bão khó có khả năng đi lên phía Bắc. Khả năng cao khi vào đến phía bắc quần đảo Hoàng Sa thì bão có xu hướng lệch về phía Tây Nam đi về phía vùng biển Trung Trung bộ.

Các chuyên gia cũng dự báo, cơn bão này có thể suy yếu khi vào đến vùng biển miền Trung. Bão suy yếu gặp tác động của không khí lạnh khô nên khả năng hoàn lưu gây mưa lớn cực đoan là không có.

“Chúng tôi cảnh báo Khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 4,0-6,0 m, vùng gần tâm 8-10 m; biển động dữ dội. Vùng biển ngoài khơi Quảng Bình - Quảng Ngãi khả năng có gió cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 12. Chúng tôi đặc biệt lưu ý tới tác động của sóng ở khu vực này”, ông Khiêm nhấn mạnh.

Ông Mai Văn Khiêm cho biết, qua phân tích từ vệ tinh, hiện ngoài cơn bão này còn có dải hội tụ nhiệt đới với rất nhiều nhiễu động. Do vậy, không loại trừ khả năng những nhiễu động phía xa ở khu vực vùng biển Philippines có thể hình thành áp thấp nhiệt đới.

“Những nhiễu động này xuất hiện liên tục trong 10 ngày tới. Ngoài cơn bão số 7, có thể chúng ta phải lo ứng phó với những cơn tiếp theo ngay sau đó”, ông Khiêm lưu ý.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho hay, theo dự báo, hiện nay đang là thời điểm mạnh nhất của bão, sau đó bão yếu dần đi. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan. Nguyên nhân do, thứ nhất, về vấn đề hồ chứa, hiện nhiều hồ ở khu vực này đã đầy, nhiều hồ đang xả tràn. Thứ hai, khu vực miền núi ở vùng này 10 ngày qua có mưa lớn đất đã ngậm no nước nên rất dễ xảy ra sạt lở.

Ông Nguyễn Thế Hiệp đề nghị các địa phương tập trung thực hiện Công điện 114 của Thủ tướng ban hành ngày 7/11. Hiện bão số 7 chưa vào, do vậy đề nghị các địa phương tranh thủ khắc phục nhanh hậu quả của cơn bão số 6 và mưa lớn, ngập lụt thời gian qua. Đồng thời, các địa phương tập trung chỉ đạo công tác ứng phó, bảo đảm an toàn trên biển.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp