Chủ nhật 24/11/2024 10:10

Dự án PPP: Vì sao không hấp dẫn khu vực tư nhân?

Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu vốn để hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, khu vực tư nhân vẫn chưa mặn mà với mô hình này. Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đưa ra vào năm 2021, đến năm 2050, Việt Nam phải có 9.014 km đường cao tốc và 29.795 km đường quốc lộ.

Theo ông Nguyễn Minh Đức – chuyên gia Ban Pháp chế của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, để hoàn thành mục tiêu trên, giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần đầu tư khoảng 78 nghìn tỷ đồng mỗi năm và giai đoạn 2026-2030 cần đầu tư khoảng 102 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được 2/3, còn lại 1/3 phải thu hút từ khu vực tư nhân thông qua mô hình PPP.

Cần hoàn thiện khung khổ pháp lý về PPP nhằm thu hút nhà đầu tư

Để tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội, năm 2020, Quốc hội đã ban hành Luật PPP với nhiều nội dung đổi mới, được xem xét là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong nỗ lực xây dựng môi trường thể chế pháp lý hiệu quả, ổn định và thuận lợi cho triển khai dự án PPP để khơi thông dòng vốn đầu tư theo phương thức PPP. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng, Luật ra đời sẽ tạo sức hút đối với khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, theo PGS, TS Dương Đăng Huệ - Cố vấn pháp lý, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ (VARSI), từ khi có Luật PPP, số dự án PPP không những không tăng mà còn giảm đi đáng kể. Nguyên nhân vì PPP là lĩnh vực vô cùng phức tạp, nhưng Luật PPP lại quá đơn giản, không bao phủ được hết vấn đề của lĩnh vực và không đủ nội dung để giải quyết các vấn đề phát sinh đặt ra.

Thêm vào đó, theo ông Nguyễn Minh Đức, chúng ta mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Cụ thể, Luật PPP phải mất hơn 2 năm, các nghị định chậm ban hành gần 1 năm và các thông tư hướng dẫn cũng mất thêm gần 1 năm nữa. Thậm chí, cuối năm 2021, Chính phủ đã phải ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg để đốc thúc xây dựng các văn bản pháp luật.

Bên cạnh vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý, theo bà Nguyễn Linh Giang - Chánh Văn phòng PPP -Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn rất nhiều yếu tố khác để thực hiện được một dự án PPP thành công. Trong đó phải kể đến những vấn đề nội tại của dự án, ngân sách nhà nước dự kiến cho dự án cơ sở hạ tầng, năng lực thực thi của cơ quan quản lý nhà nước và khả năng đáp ứng của khu vực tư nhân…

PPP có thể tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công chất lượng cao. Để khu vực tư nhân mặn mà hơn với phương thức đầu tư này, ông Đoàn Tiến Giang - chuyên gia PPP của USAID - cho rằng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý PPP; nâng cao tính trách nhiệm của các bên, làm rõ quy trình của các bên khi triển khai các dự án PPP; chú trọng đến tính minh bạch, bao gồm cả quyền lợi, trách nhiệm khu vực công và khu vực tư khi tham gia dự án.

Các chính sách về PPP cần đảm bảo tính công bằng, không làm hại đến quyền lợi khu vực công, khu vực tư nhân và các bên đối tác liên quan, cả những người sử dụng cơ sở hạ tầng khi dự án hoàn thành.

Các dự án PPP thường có thời gian thực hiện kéo dài 20 - 30 năm, nên sự ổn định trong chính sách pháp luật cũng là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư tư nhân yên tâm tham gia dự án.
Chu Đan
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư