Thứ hai 23/12/2024 01:29

Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài khi nào được khởi công?

Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào quý 3/2024 và khởi công giữa năm 2025.

Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, có vai trò quan trọng giúp kết nối tỉnh này với vùng Đông Nam bộ nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Thông tin về mới nhất về dự án này, ông Nguyễn Ngọc Châu, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh cho biết, tỉnh đang phối hợp chặt chẽ với TP. Hồ Chí Minh để sớm khởi công cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào giữa năm 2025.

Về dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1), Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1823/TTg-CN ngày 28/12/2021 giao UBND TP. Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án. Đến nay, UBND TP. Hồ Chí Minh đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tại Tờ trình số 3080/TTr-UBND ngày 04/6/2024. Dự kiến Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trong quý 3/2024.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) có chiều 51km với 4 làn xe (Ảnh: Sỹ Đồng).

Dự án có tổng chiều dài tuyến gần 51 km, trong đó đoạn qua địa phận TP. Hồ Chí Minh là gần 25km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh hơn 26 km; quy mô 6 làn xe cao tốc (Quyết định định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9//2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Trong giai đoạn 1, dự án này sẽ được đầu tư 4 làn xe với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 19.617 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và thiết bị 9.273 tỷ đồng; Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật 6.774 tỷ đồng; Chi phí dự phòng khối lượng xây lắp, thiết bị và trượt giá: 1.594 tỷ đồng. Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí khác 695 tỷ đồng.

Nguồn vốn để thực hiện dự án bao gồm: Vốn Nhà nước khoảng 9.674 tỷ đồng, chiếm 49,31% tổng mức đầu tư dự án, trong đó, 2.872 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác giải phóng mặt bằng dự án (chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua TP. Hồ Chí Minh 1.368 tỷ đồng và tỉnh Tây Ninh 1.504 tỷ đồng).

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh dùng 6.802 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 3.902 tỷ đồng; chi phí hỗ trợ xây dựng công trình: 2.900 tỷ đồng. Phần vốn còn lại từ Nhà đầu tư BOT với 9.943 tỷ đồng, chiếm 50,69% tổng mức đầu tư dự án.

Hiện tại, Quốc lộ 22 đi qua 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi TP. Hồ Chí Minh được đánh giá tuyến đường huyết mạch, là điểm trung chuyển quan trọng kết nối giữa vùng Đông Nam bộ - TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh) - Campuchia và tiểu vùng sông Mê Kông, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.

Tuy nhiên, hằng ngày trên tuyến Quốc lộ 22 thường xuyên bị ùn ứ, kẹt xe, nhất là vào giờ cao điểm tại ngã tư bến xe An Sương đến cầu An Hạ của TP. Hồ Chí Minh. Do đó, việc đầu tư xây dựng cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài sẽ chia bớt lưu lượng giao thông đang quá tải trên quốc lộ này và tăng kết nối với dự án Vành đai 3, Vành đai 4, tiến xa kết nối vùng Đông Nam Á.

Sỹ Đồng
Bài viết cùng chủ đề: dự án đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản