Thứ hai 23/12/2024 12:26

Đông Nam Á: Mở rộng góc nhìn về cân bằng phát thải

Các tổ chức nghiên cứu độc lập thuộc nhiều quốc gia, trong khuôn khổ dự án CASE (Chương trình “Năng lượng sạch, giá cả phù hợp và bền vững cho các quốc gia Đông Nam Á”, ngày 17/11/2021, đã công bố Báo cáo “Mở rộng góc nhìn về cân bằng phát thải - Tăng cường giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu kết hợp với các mục tiêu phát triển”, để thực hiện các hành động cấp thiết.

Báo cáo Mở rộng góc nhìn về cân bằng phát thải - Tăng cường giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu kết hợp với các mục tiêu phát triển”, được thực hiện bởi các tổ chức nghiên cứu độc lập hàng đầu về khí hậu và năng lượng tại Indonesia, Philippine, Thái Lan, Việt Nam, Viện New Climate và tổ chức Agora Energiewende, đã đưa ra lập luận rằng: Kế hoạch bảo vệ khí hậu có thể được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời, bền vững hơn, nếu được tích hợp vào quy hoạch phát triển tổng thể quốc gia trong dài hạn. Để đạt được điều này, báo cáo đã xác định sáu khái niệm bắc cầu như những yếu tố thúc đẩy các nỗ lực cân bằng phát thải trong khu vực một cách phù hợp, nêu bật tiềm năng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có thể chuyển dịch nhanh sang nền kinh tế dễ thích ứng và phục hồi.

Ông Fabby Tumiwa - Giám đốc điều hành Viện Cải cách dịch vụ thiết yếu (IESR) Indonesia, cho biết: “Nhìn rộng hơn mục tiêu cân bằng phát thải đảm bảo rằng, các quốc gia đạt được các kế hoạch cân bằng khí hậu và tương hỗ, trước hết đáp ứng nhu cầu phát triển của từng quốc gia, đồng thời đẩy nhanh giảm phát thải các bon trong ngành năng lượng cũng như toàn nền kinh tế. Nếu công chúng không nhận biết được các mục tiêu phát triển trong các chiến lược khí hậu của chính phủ, sẽ khó có thể đạt được sự đồng thuận chính trị cần thiết để đưa ra các quyết định, hoặc nếu được thực hiện thì cũng sẽ rất khó để duy trì”.

Ảnh minh họa

Báo cáo cho biết, các chính phủ ở Đông Nam Á đã có những hành động đầy tham vọng hạn chế phát triển các nhà máy điện than trong tương lai. Trong đó, Philippines đã áp đặt chính sách dừng các dự án điện than để cải thiện tính linh hoạt, độ tin cậy và tính bền vững của hệ thống điện. Đây là một sự thừa nhận xây dựng các nhà máy điện than mới sẽ gây mất ổn định hơn cho hệ thống điện, do dư thừa công suất của các công nghệ không linh hoạt.

Bà Ngô Tố Nhiên - Giám đốc điều hành Sáng kiến Chuyển đổi năng lượng Việt Nam (VIET), cho rằng, sẽ rất hữu ích khi nhấn mạnh những giá trị đồng lợi ích giữa phát triển bền vững và chính sách khí hậu. Đây sẽ là bằng chứng hỗ trợ thúc đẩy cho các hành động về khí hậu tham vọng hơn.

Báo cáo cũng xác định vai trò quan trọng cam kết và hành động của doanh nghiệp. Bà Kannika Thampanishvong - Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, cho biết: Đã có rất nhiều công ty đa quốc gia trong khu vực công bố đẩy nhanh nỗ lực lắp đặt, sử dụng năng lượng sạch và cắt giảm phát thải các bon. Doanh nghiệp đã ngày càng đưa ra nhiều cam kết bảo vệ khí hậu, Chính phủ nên tạo môi trường thuận lợi cho họ đạt được cam kết và duy trì tính cạnh tranh, bao gồm tiếp cận tài chính và cơ sở hạ tầng. Báo cáo cũng chứng minh rằng, việc giảm chi phí của các công nghệ sạch mang lại sự thay đổi đáng kể hướng đến các lựa chọn thay thế bền vững như năng lượng tái tạo, các hệ thống điện phi tập trung và pin lưu trữ. Năng lượng tái tạo được coi như là xương sống cho các định hướng giảm phát thải các bon toàn nền kinh tế, là cơ hội cho các quốc gia Đông Nam Á đầu tư sớm vào điện khí hóa giao thông và công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Theo bà Jesse Scott - Giám đốc Chương trình quốc tế Agora Energiewende - một tổ chức nghiên cứu độc lập của Đức về chuyển dịch năng lượng: Một góc nhìn sâu sắc và quan trọng của báo cáo là các mục tiêu biến đổi khí hậu không thể được xem xét một cách tách biệt. Tại Đông Nam Á, ưu tiên chính trị của các chính phủ là tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất và giảm bất bình đẳng. Tuy nhiên, những ưu tiên này không thể đạt được nếu không có hành động phối hợp toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, giảm phát thải. Cần cải cách, chuyển hướng và mở rộng quy mô các gói tài chính quốc tế để đạt được sự chuyển dịch này.

Bà Frauke Roeser - thành viên sáng lập Viện New Climate, cho biết: Các nghiên cứu tổng kết tại báo cáo này được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó thảo luận về một mô hình khác biệt cho hợp tác đa phương về cân bằng phát thải, có thể mang lại lợi ích nhằm thực hiện các nỗ lực toàn cầu hướng tới 1,5°C.

Tại COP 26, gần 200 quốc gia đã đạt được một thỏa thuận tăng cường nỗ lực toàn cầu nhằm khắc phục vấn đề biến đổi khí hậu, kêu gọi trở lại vào năm tới cùng các mục tiêu giảm phát thải mạnh mẽ; hành động tức thời và tích hợp các kế hoạch ứng phó khí hậu với các ưu tiên phát triển quốc gia để xây dựng và tăng cường sự đồng thuận chính trị.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?