Thứ hai 23/12/2024 14:00

Đồng Nai: Thành lập trung tâm vi mạch bán dẫn để tăng cường thu hút đầu tư công nghệ cao

Để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và thu hút đầu tư công nghệ cao, tỉnh Đồng Nai đang tập trung phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.

Sáng ngày 22/1/2024, Trường Đại học Hồng Lạc và Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu ký thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm vi mạch bán dẫn tại Đồng Nai.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và đại biểu chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Hồng Lạc và Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu thành lập Trung tâm vi mạch bán dẫn tại Đồng Nai

Theo thỏa thuận được ký kết, hai bên sẽ tập trung vào việc phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến, cung cấp không chỉ kiến thức lý thuyết mà còn kỹ năng thực hành cho sinh viên. Từ đó, nâng cao năng lực và chuẩn bị cho kỹ sư này trở thành những chuyên gia chất lượng cao trong lĩnh vực điện tử và vi mạch bán dẫn.

Ngoài ra, việc xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư vi mạch tại Trường Đại học Lạc Hồng cũng là một phần quan trọng của kế hoạch hợp tác này. Chương trình này sẽ được thiết kế một cách toàn diện, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường lao động và ngành công nghiệp.

Hai bên cũng cam kết hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, dự án đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ. Qua đó, mong muốn góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của ngành công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn, cũng như phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Sơn Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: Sự phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn là yêu cầu khách quan, cũng là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của tỉnh Đồng Nai. Để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, tỉnh Đồng Nai đã và đang tích cực, tập trung phát triển hạ tầng bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, xây dựng cơ chế chính sách phát triển ngành vi mạch bán dẫn, với mục tiêu cơ chế, chính sách thông thoáng, phát triển hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh song song với thu hút đầu tư.

Ông Nguyễn Sơn Hùng kỳ vọng, Trung tâm thiết kế vi mạch sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu 50 nghìn kỹ sư vào năm 2030 của Chính phủ cho ngành vi mạch bán dẫn, đồng thời hướng đến tham gia, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tạo thêm động lực, sức hút mới để tăng cường thu hút đầu tư công nghệ cao tại Đồng Nai và khu vực Đông Nam Bộ.

Ngoài khóa học thiết kế vi mạch, ông Nguyễn Sơn Hùng cũng đề nghị thời gian tới Trường Đại học Lạc Hồng cần tiếp tục triển khai những khóa đào tạo khác để nâng cao kỹ năng trong các mảng công nghệ khác liên quan đến công nghiệp 4.0 như: Internet vạn vật, sản xuất thông minh, chuyển đổi số trong doanh nghiệp, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… để hoàn thiện hệ sinh thái đào tạo trong lĩnh vực công nghệ cao.

Chia sẻ tại lễ ký kết, ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - cho biết: Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, bao gồm: Vị trí địa lý thuận lợi, kết nối giao thông tốt, nguồn nhân lực dồi dào, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao đang hoạt động.

“Gần đây nhất, tháng 10/2023, Tập đoàn Coherent (Hoa Kỳ) cũng đã làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, đề xuất triển khai các dự án liên quan đến công nghệ cao trong lĩnh vực quang học, bán dẫn. Theo đó, doanh nghiệp đã đề nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm đến khả năng đáp ứng nguồn lao động lĩnh vực điện tử, bán dẫn cho các dự án công nghệ cao đầu tư vào Đồng Nai” - ông Nguyễn Hồng Lĩnh chia sẻ.

Do vậy, việc ký kết thỏa thuận thành lập Trung tâm vi mạch bán dẫn là một bước đi quan trọng của Trường Đại học Lạc Hồng và Công ty Sunedu trong việc góp phần phát triển ngành /chu-de/cong-nghiep-ban-dan.topic tại Đồng Nai. “Hai đơn vị phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả các nội dung đã ký kết, sớm đưa Trung tâm đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phát triển của tỉnh” - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị.

Trước đó, Sun Edu đã hợp tác thành công với Trung tâm Đào tạo thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh để thành lập Trung tâm Điện tử và Vi mạch bán dẫn (ESC) khánh thành vào ngày 6/9/2023. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu cũng phối hợp với Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC- Bộ Kế và Đầu tư) để thành lập Trung tâm thiết kế vi mạch bán dẫn khánh thành vào ngày 28/10/2023 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Qua đó, góp phần thúc đẩy lĩnh vực điện tử và phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản