Thứ hai 23/12/2024 06:06

Đồng Nai cần 800.000 tỉ đồng để di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1

Để thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu Trung tâm hành chính, đô thị - thương mại dịch vụ, Đồng Nai cần 800 nghìn tỉ đồng.

Cần 800 nghìn tỉ đồng để di dời

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, theo khái toán ban đầu để thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu Trung tâm hành chính, đô thị - thương mại dịch vụ thì Đồng Nai cần đến 800 nghìn tỉ đồng.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư, khu công nghiệp Biên Hòa 1 được hình thành từ năm 1963 với diện tích 324ha. Do ra đời đã lâu, có nhiều hạn chế, lại nằm sát sông Đồng Nai nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. Năm 2008, Đồng Nai đề xuất Chính phủ chuyển đổi công năng Khu công nghiệp này.

Đến ngày 7-10-2009, Chính phủ có văn bản số 307/TB-VCP đồng ý về chủ trương chuyển đổi công năng khi công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu đô thị, thương mại dịch vụ.

Sau khi có chủ trương đồng ý của Chính phủ, tỉnh đã gấp rút thực hiện đề án chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1. Dự kiến cuối năm 2022, sẽ di dời xong khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, trong quá trình hoàn chỉnh đề án và trao đổi giữa các sở ngành của tỉnh, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến nên việc chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 và có phương án sẽ tiến hành tách thành hai dự án thành phần.

Dự kiến cuối năm 2022 sẽ di dời xong khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Cụ thể, một dự án nghiên cứu phương án di dời Trung tâm hành chính - Chính trị của tỉnh về KCN Biên Hòa 1 với diện tích gần 20 ha và diện tích đất khu vực xung quanh với tổng diện tích khoảng 40 ha để đảm bảo hoạt động của các cơ quan hành chính sau khi di dời.

Phần đất còn lại khoảng 290 ha thì tỉnh Đồng Nai sẽ rà soát chia ra các khu vực để di dời các doanh nghiệp rồi tiến hành đấu giá đất tạo nguồn lực đầu tư khu vực các thành phần dự án thời gian tới.

Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai Hồ Văn Hà cho biết, đây là một dự án có ý nghĩa lớn với tỉnh. Đến nay Sở Xây dựng đã hoàn chỉnh về mặt quy hoạch khu công nghiệp Biên Hòa 1 để trình Ban thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến. Sau đó, Sở Xây dựng sẽ tham mưu về việc xem xét, lấy ý kiến để chuyển khu Trung tâm hành chính của tỉnh về khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Hiện nay các sở ngành, sở Kế hoạch đầu tư, sở xây dựng và Ủy ban nhân dân TP Biên Hòa đang tích cực hoàn chỉnh các đề án này báo cáo cơ quan có thẩm quyền của tỉnh để xem xét, bàn bạc thống nhất để thông qua.

Đấu giá đất theo hình thức cuốn chiếu

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã có buổi làm việc với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân TP Biên Hòa để nghe báo cáo về tiến độ lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị - thương mại dịch vụ tại khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Theo đó các cơ quan chức năng đề xuất 3 phương án thực hiện đầu tư dự án gồm, đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất khu công nghiệp Biên Hòa 1 và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất khu công nghiệp Biên Hòa 1 sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất sạch.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thống nhất lựa chọn phương án đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1.

Để cân đối nguồn lực đầu tư, tỉnh đã yêu cầu TP.Biên Hòa và các đơn vị liên quan rà soát, phân chia thành các khu vực hợp lý để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất. Việc đấu giá quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu” đối với từng khu vực. Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư công.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN