Thứ tư 14/05/2025 22:38

“Đóng cửa” con đường thu ở Hà Nội: Suy nghĩ về kỷ cương, ý thức và lưu giữ nét đẹp

Du khách tìm đến “con đường thu” Phan Đình Phùng chụp ảnh đã lưu giữ nét đẹp phố phường Hà Nội, nhưng vẫn còn nhiều điều đáng bàn về kỷ cương và ý thức.

Những ngày qua, con phố Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) luôn rộn ràng người tìm đến tham quan, chụp ảnh. Điểm nhấn của “con đường thu” này là luôn rực rỡ với những luồng ánh sáng huyền ảo xuyên qua tán cây hàng trăm năm tuổi.

Thế nhưng mới đây, dư luận xôn xao quanh câu chuyện lực lượng chức năng phường và thanh tra giao thông xuất hiện, để xử lý những trường hợp vi phạm trật tự vỉa hè trên con phố Phan Đình Phùng. Sở dĩ như vậy là vì, kể từ khi mọi người kéo nhau đến con phố này để chụp ảnh, đã xảy ra tình trạng phương tiện giao thông dừng đỗ dưới lòng lề đường, rồi cảnh buôn bán hàng rong xảy ra đã khiến giao thông đi lại bị cản trở.

Ngay sau đó, cư dân mạng xôn xao và có những ý kiến bình luận trái chiều về việc con đường thu ở Hà Nội bị “dẹp”. Theo đó, có rất nhiều ý kiến cho rằng, các lực lượng lượng chức năng không nên “đóng cửa” con đường thu ở Hà Nội, vì nơi đây là điểm đến lý tưởng không chỉ của người dân Thủ đô mà còn có cả du khách quốc tế.

Cũng cần hiểu rõ rằng, ở đây những thông tin đăng tải được lan truyền “Dẹp con đường thu trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội” không phải chính quyền địa phương cấm người dân đến “con đường thu” Phan Đình Phùng để tham quan, chụp ảnh. Mà ở đây, lực lượng chức năng tiến hành nhắc nhở, xử phạt các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, lấn chiếm vỉa hè, trông giữ xe trái phép.

Nhiều ý kiến trái chiều trước thông tin chính quyền địa phương "dẹp" con đường thu ở Hà Nội

Tuy nhiên, cũng vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều địa điểm vi phạm lấn chiếm lòng đường vỉa hè, nhưng tại sao các lực lượng chức năng không làm triệt để? Việc xử phạt các trường hợp vi phạm liệu có cứng nhắc, khiên cưỡng? Trong khi, người dân đến tuyến phố Phan Đình Phùng chụp ảnh để lưu lại những kỷ niệm của mùa thu Hà Nội. Bởi vậy, nếu có cũng chỉ là việc nhắc nhở tất cả mọi người phải tuân thủ pháp luật, rồi tổ chức sắp xếp lại khu vực này cho quy củ, trật tự.

Chứng kiến cảnh giới trẻ từng háo hức xếp hàng để cố chụp được những bức ảnh đẹp, khi nghe thông tin này nhiều người tỏ ra tiếc nuối. “Đây là nét đẹp của những sáng, chiều thu Hà Nội sao lại dẹp?”, “Phải làm sao vừa có cơ hội chụp ảnh, vừa đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị”, đó là những phản ứng của nhiều bạn trẻ sau khi thấy lực lượng chức năng siết chặt kỷ cương trên con phố Phan Đình Phùng.

Bên cạnh đó, cũng nhiều ý kiến khác bày tỏ quan điểm, việc các du khách, người dân đến con đường thu trải nghiệm, chụp ảnh để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp là điều không ai cấm. Thế nhưng, mỗi người phải có ý thức chấp hành các quy định pháp luật, không lấn chiếm lòng đường để chụp ảnh, không để xe dưới lòng lề đường gây mất an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, các “cửa hàng hoa di động” không được đứng tràn lan dưới lòng đường, gây ách tắc giao thông.

Để giữ được nét đẹp của “con đường thu” Hà Nội, có lẽ chính quyền địa phương cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất, vừa có thể tạo điều kiện để người dân lưu giữ lại nét đẹp phố phường Hà Nội và vừa thực hiện hết chức trách nhiệm vụ của mình. Và điều quan trọng là phải xử lý thật khéo léo, tránh tạo dư luận xấu khi nghĩ rằng chính quyền địa phương không quản được thì… cấm!

Về phía các du khách đặc biệt là các bạn trẻ cần ý thức được rằng, cái đẹp không chỉ ở vẻ bề ngoài, thể hiện trên những bức ảnh được tô son phấn, mà nó còn đẹp cả ở trong tâm hồn, ý thức của mỗi con người. Nếu bất chấp để có một bức ảnh đẹp mà gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người khác hay thậm chí xả rác bừa bãi nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường, thì cái đẹp ấy sẽ xấu đi trong mắt của chính những người thân, bạn bè và cả xã hội khi mọi người nhìn vào.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: an toàn giao thông

Tin cùng chuyên mục

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại