Thứ sáu 22/11/2024 19:16
Miền Đông Nam bộ

Đổi thay chợ nông thôn mới

Diện mạo chợ nông thôn mới (NTM) ở miền Đông Nam bộ đã hoàn toàn thay đổi. Hình ảnh những ngôi chợ nông thôn cũ nhếch nhác, lụp xụp, mái tranh vách nứa đã được thay thế theo tiêu chí mới.
Chợ Trường Lưu thuộc xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

Mỗi địa phương một cách làm

Chợ theo tiêu chí mới ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trị giá hơn 9 tỷ đồng trên diện tích 3.000m2, trong đó khu vực nhà lồng chợ rộng 2.000m2 với 90 sạp hàng, hai bên nhà lồng chợ là 39 ki-ốt cùng với hệ thống điện, nước, nhà vệ sinh, cứu hỏa… phòng quản lý đầy đủ của một ngôi chợ lớn. Chợ nằm ngay giữa khu tái định cư với 4 mặt đường giao thông bao quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tiểu thương kinh doanh.

Từ khi có chợ mới bà con có chỗ buôn bán ổn định, chỗ ngồi rộng rãi, thay vì trước kia ngồi lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm nơi buôn bán họp chợ, vừa mất mỹ quan đường phố, vừa gây mất an toàn giao thông.

UBND huyện Long Thành xác định chợ mới xã Long An chính là ngôi chợ kiểu mẫu, để tiến tới xây dựng chợ cho các xã còn lại trên địa bàn huyện theo chuẩn NTM. Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh Đồng Nai là trên 282 tỷ đồng. Từ nay đến năm 2020, Đồng Nai sẽ đầu tư, nâng cấp 90 chợ nông thôn.

Đối với Tây Ninh, những năm qua, UBND tỉnh, các ngành chức năng và các địa phương đã quan tâm dành quỹ đất để đầu tư phát triển hạ tầng chợ nông thôn. Sau gần 5 năm thực hiện, đến nay Tây Ninh đã có 30/80 xã đạt tiêu chí chợ NTM. Những chợ mới hình thành đều được quy hoạch khoa học, thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, kinh doanh buôn bán, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Đặc biệt là các sản phẩm nông sản do nông dân sản xuất ra đã được tiêu thụ thuận lợi, hạn chế được tình trạng tư thương ép giá. Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển một số lao động nông nghiệp thuần túy sang bán nông, bán thương nâng cao thu nhập cho người dân và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách địa phương. Theo kế hoạch, tỉnh Tây Ninh phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 40/80 xã có chợ đạt chuẩn chợ NTM.

Thay đổi diện mạo nông thôn

Miền Đông Nam bộ nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có hệ thống đường thủy khá phát triển, có điều kiện thuận lợi để liên kết kinh tế, giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Sau gần 5 năm xây dựng NTM, đến năm 2015, hệ thống chợ NTM trên địa bàn miền Đông Nam bộ như lăng kính phản ánh sự chuyển biến mạnh mẽ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Chợ NTM miền Đông Nam bộ đã thực sự đáp ứng được mặt văn hóa thẩm mỹ về kết cấu hạ tầng, văn minh về không gian trao đổi hàng hóa, hiện đại về tổ chức quản lý. Điều này đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền Đông Nam bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Với sự quyết tâm của đảng bộ, chính quyền địa phương miền Đông Nam bộ, chợ NTM nơi đây từng bước đạt chuẩn hoàn toàn theo tiêu chí xây dựng NTM, xứng tầm với vùng trọng điểm kinh tế phía Nam của cả nước.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao