Thứ sáu 25/04/2025 13:37

Doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống tìm cách kéo giảm giá thành mùa Tết

So với cùng kỳ, năm nay giá nguyên liệu thực phẩm, đồ uống đầu vào cho sản xuất hàng Tết đã tăng 20 - 30%, nhiều loại nguyên liệu đã tăng đến 50%. Dù vậy các doanh nghiệp thực phẩm vẫn đang nỗ lực tìm nhiều cách để kéo giảm giá thành cũng như thực hiện bình ổn giá trong mùa Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Chọn “lấy công làm lãi”

Theo khảo sát của các hiệp hội ngành hàng với hơn 11.000 doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh trong quý III/2021 thì có đến 85% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Riêng với các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống thì bài toán này càng khó gỡ hơn trong xu hướng “thắt lưng buộc bụng” của người tiêu dùng. Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Văn Dũng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản - Vissan cho biết: Người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu làm sức bán ra của doanh nghiệp giảm bình quân từ 10-20%, thậm chí 30% so với trước dịch.

Theo ông Dũng, các doanh nghiệp thực phẩm như Vissan đang ở cửa giữa (tức là giá đầu vào tăng bình quân khoảng 15%) nếu tăng giá bán thì người tiêu dùng không mua. Vì thế dù cho phí chống dịch tăng, chi phí sản xuất tăng nhưng doanh nghiệp đành phải giảm lợi nhuận để kích cầu tiêu dùng.

Ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng giám đốc Công ty SX-TM Tân Quang Minh - chia sẻ, thời gian qua giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã tăng rất mạnh, có loại tăng 6-7%, có loại tăng đến hơn 60%, điều đó có nghĩa giá thành sản phẩm cũng bị đội lên theo. Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh thế này chúng tôi phải tính toán, cố gắng hết sức, giữ nguyên giá như giá đã bán ra trong năm 2021.

Cùng với việc giữ nguyên giá bán, nhiều doanh nghiệp khác hiện nay như Tân Quang Minh, Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt… cho biết đang phải tăng lượng hàng bán ra để bù vào lợi nhuận sụt giảm. Theo bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân, để bù đắp cho lợi nhuận sụt giảm công ty đang phải tăng sản lượng bán ra bằng cách thực hiện một số đợt khuyến mãi, tham gia các hội chợ. “Việc khuyến mãi là một hình thức kích cầu hiệu quả, giúp chúng tôi bán tốt hơn trong bối cảnh hiện nay”- bà Phạm Thị Huân cho biết.

Tái cơ cấu sản xuất

Cùng với tăng lượng bán ra, các doanh nghiệp thực phẩm cho biết đang chọn cách tái cơ cấu lại sản xuất, tránh lãng phí nguồn lực, tập trung hiệu quả cho sản xuất và phòng chống dịch. Bên cạnh đó là thực hiện nghiên cứu và sử dụng các dòng nguyên liệu sẵn có, giá cả phải chăng hơn, từ đó mới có thể kéo giảm giá bán nhưng chất lượng sản phẩm không đổi. Chẳng hạn, Tập đoàn Kido gần đây đã hợp tác với Vinamilk thành lập liên doanh Vibev và ra mắt 2 sản phẩm nước uống mới là sữa bắp tươi và sữa đậu xanh tươi. Đáng chú ý, sau khi ra mắt thành công 2 sản phẩm này, đội ngũ R&D của Vibev cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm mới có hạn sử dụng dài hơn 14 ngày để chinh phục thị trường.

Trong khi đó Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam chọn cách tăng sản xuất các sản phẩm chủ lực, truyền thống, đồng thời đàm phán với các nhà cung cấp để có mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng. “Chúng tôi cũng nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị người Việt mà mức giá phải chăng”, ông Kagiwara Gunichi - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam nói về các kế hoạch để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay mà Acecook đang thực hiện.

Ngoài những giải pháp trên, để hỗ trợ doanh nghiệp thực phẩm, nhiều ý kiến cho rằng, Sở Công Thương các địa phương trên cả nước cần có sự kết nối chặt chẽ với nhau để bảo đảm vấn đề logistics thuận lợi để giúp lưu thông hàng hóa thuận tiện, từ đó giảm bớt chi phí không đáng có cho doanh nghiệp.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

80% doanh nghiệp của hiệp hội chúng tôi không tăng giá bán. Thậm chí chúng tôi còn giảm giá, khuyến mại và bán lỗ để kích cầu thị trường. Bên cạnh đó, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp cũng chủ động triển khai bán hàng đa kênh, chú trọng các hình thức bán hàng online với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích cầu trong dịp Tết.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Lào Cai diễn tập phòng chống thiên tai năm 2025

‘Gương mặt’ nào đạt Giải thưởng Rồng Vàng 2025?

Diễn đàn nhịp cầu phát triển: Định hình dòng vốn mới

Đánh thuế đồ uống có đường: Doanh nghiệp ‘khó chồng khó’

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

PC Lào Cai: Hướng đến an toàn, hiệu quả và phục vụ tốt hơn

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3 - công trình trọng điểm quốc gia hoàn thành vượt tiến độ

Năm 2025: Hóa dầu Petrolimex đặt mục tiêu tăng trưởng 200%

Petrolimex Sài Gòn được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh

Thủy điện Sông Bung 4 thay thế hệ thống điều khiển và giám sát tổ máy

Vinamilk - Gần 50 năm vững vàng giữa “tâm bão” sữa giả

TTC AgriS và Sungai Budi thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận diện 4 ‘dòng chảy’ trong hệ thống pháp luật kinh doanh

PC Hưng Yên tuyên truyền, không thu tiền điện truyền thống

PC Huế đảm bảo cấp điện Lễ 30/04 và 01/05

PC Kon Tum: Tuyên truyền an toàn điện tại trường học

Trải nghiệm vượt kỳ vọng: BYD Sealion 6 khuấy đảo tại Bình Dương

TOPI vinh dự nhận giải Sao Khuê với hạng mục Fintech

Global Sourcing Fair Việt Nam 2025: Cơ hội xuất khẩu mới cho doanh nghiệp Việt

Happy Money đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực