Thứ sáu 27/12/2024 23:28

Doanh nghiệp dệt may tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP khi xuất khẩu sang Canada

Hầu như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều có đủ năng lực về nguồn nguyên vật liệu để đảm bảo tận dụng được Hiệp định CPTPP khi tiến vào thị trường Canada.

Những năm gần đây, thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Canada trong khi Canada là thị trường xuất khẩulớn thứ 10 của Việt Nam. Tính cả số lượng hàng hoá xuất khẩu trung chuyển qua Hoa Kỳ, Canada là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam với mức thặng dư thương mại năm 2022 đạt trên 9 tỷ USD.

Từ đầu năm 2023 đến nay, trong bối cảnh lạm phát và suy thoái kinh tế nhưng thị trường Canada vẫn ghi nhận tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, các mặt hàng da giày tăng 47%, túi xách tăng 33%; dệt may mã HS62 tăng 7,8%; sản phẩm gỗ mã HS44 tăng 43% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường dệt may Canada được đánh giá là có sức tiêu thụ rất lớn, với tốc độ tiêu thụ lên tới 10 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, cho dù tăng trưởng hàng năm đã đạt hơn 40%.

Gian hàng Việt Nam tham dự Hội chợ nguồn cung dệt may Canada 2023. - Ảnh: TTXVN

Theo số liệu của Cơ quan dịch vụ biên giới Canada, giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 41,2% so với năm 2021. Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, nước có chi phí sản xuất thấp hơn, để trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai vào Canada chỉ sau Trung Quốc, với thị phần hơn 12%.

Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam - cho hay: Với xu hướng chuyển dịch nguồn cung và tìm kiếm đối tác mới của các doanh nghiệp Canada, Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có khả năng cung ứng hàng dệt may với số lượng lớn và chất lượng cao. Nhờ lợi thế từ Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp Canada đang rất quan tâm tới nguồn cung hàng từ Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay, việc tận dụng hiệp định này của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp.

Hội chợ nguồn cung dệt may Canada 2023 tại Toronto - sự kiện thường niên liên quan tới việc tìm kiếm nguồn cung ứng dệt may lớn nhất Bắc Mỹ tổ chức mới đây đã thu hút 6 doanh nghiệp Việt Nam trong số hơn 200 doanh nghiệp tham gia. Giới chuyên gia đánh giá, hầu như các doanh nghiệp Việt Nam đều có đủ năng lực về nguồn nguyên vật liệu để đảm bảo tận dụng được Hiệp định CPTPP khi tiến vào thị trường Canada. Mặc dù đây mới là lần thứ hai tham gia sự kiện này, nhưng Việt Nam đã có hai doanh nghiệp trực tiếp tham gia là Việt Vương và Vietnam Export Garments - đây là hai doanh nghiệp có năng lực sản xuất vải sợi đáp ứng nguyên tắc xuất xứ theo hiệp định CPTPP.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, 4 doanh nghiệp còn lại là Thái Sơn, May Hai, Tường Long và Wisermax không trực tiếp tham gia, nhưng được Thương vụ hỗ trợ tổ chức gian hàng nhằm quảng bá và giới thiệu các sản phẩm.

Chủ tịch Hiệp hội dệt may Canada Bob Kirke cho biết, Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội bởi các nhà máy từ lâu đã đầu tư cho việc thực hiện các biện pháp về môi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả. Vì vậy, sản phẩm rất có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu.

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho hay, tại hội chợ năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp đã thể hiện được khả năng cung cấp sản phẩm vải sợi đủ tiêu chuẩn đáp ứng tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ theo CPTPP, điều có thể mang lại nguồn xung lực mới cho thương mại và đầu tư dệt may giữa hai nước. Việc hai nước đều là thành viên của hiệp định thương mại đa phương này đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Canada.

Đáng chú ý, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Canada đã loại bỏ ngay 42 dòng thuế đối với sản phẩm dệt may Việt Nam và sau 5 năm thực thi, giá trị xuất khẩu của dệt may Việt Nam đã tăng 100% so với năm 2018, thời điểm CPTPP chưa có hiệu lực.

Hiện nay, Thương vụ Việt Nam tại Canada đang đẩy mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thông qua công tác kết nối và phổ biến thông tin về thị trường Canada để có thể giúp tận dụng tối đa nguyên tắc xuất xứ của CPTPP trong dệt may.

Đồng thời, Thương vụ Việt Nam tại Canada giúp các doanh nghiệp hiểu rõ sự thay đổi trong tư duy tiêu dùng hàng may mặc của người Canada cũng như việc làm thế nào để tham gia hội chợ nguồn cung dệt may ở nước này một cách hiệu quả nhất.

Kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có hiệu lực từ năm 2018, xuất khẩu của Việt Nam vào Canada đã tăng nhanh chóng. Các sản phẩm Việt Nam như hải sản, trái cây, nội thất, giày dép, quần áo và điện tử đang tìm thấy một thị trường rộng lớn tại Canada.

Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đã cán mốc 7 tỷ USD và tiếp tục duy trì đà tăng trong bối cảnh hai nước đều là thành viên tích cực của Hiệp định CPTPP.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico