Thứ hai 18/11/2024 22:22

Doanh nghiệp dệt may cần chính sách tín dụng linh hoạt hơn

Dù đơn hàng dồi dào hơn nhưng doanh nghiệp dệt may trong nước lại khó tiếp cận vốn vay cho nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Theo ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh, thời điểm hiện tại, đơn hàng dệt may xuất khẩu đã “khả quan” hơn, nhiều doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng đến hết quý III/2024. Dù đơn hàng số lượng vẫn nhỏ, giá thấp nhưng đã “đỡ khó” hơn rất nhiều so với năm 2023.

Mặc dù không còn quá lo lắng về đơn hàng nhưng doanh nghiệp dệt may trong nước lại lo thiếu vốn để phục vụ sản xuất. Nói về điều này, ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam phân tích, việc khó tiếp cận vốn vay xuất phát từ kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của các doanh nghiệp ngành dệt may, đặc biệt là doanh nghiệp sợi hoạt động không hiệu quả. Do vậy, ngân hàng thương mại khi xem xét nguồn vốn cho vay khó khăn hơn so với các năm trước.

Chính bởi vậy, xu thế cấp vốn tín dụng năm 2024 thấp hơn năm 2023. Riêng ngành sợi, chỉ được duyệt hạn mức thấp hơn 20% so với năm 2023, nên khi thị trường ấm lên, doanh nghiệp rơi vào thiếu nguồn vốn lưu động để nhập khẩu nguyên liệu, tổ chức sản xuất.

Nếu chúng ta không đồng hành với doanh nghiệp bằng các chính sách cụ thể vào thời điểm này, nhất là với doanh nghiệp sợi thì sẽ bỏ lỡ cơ hội phục hồi của ngành. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sợi khi bị thu hẹp sản xuất khó khăn sẽ chồng khó khăn, cơ hội để lấy lại những gì đã mất của năm 2023 sẽ càng xa vời hơn”, ông Lê Tiến Trường cho hay.

Doanh nghiệp dệt may cần chính sách tín dụng linh hoạt hơn

Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, bài học kinh nghiệm từ năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, rất nhiều chính sách tín dụng, giảm thuế của Nhà nước đã phát huy tác dụng, nhờ thế nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn, không bị phá sản. Sang năm 2021, doanh nghiệp dệt may phục hồi mạnh, là năm có đỉnh cao lợi nhuận của toàn ngành.

Trước nhiều biến động, khủng hoảng, ngành dệt may cũng lao đao nhưng không có nghĩa là thị trường mất đi. Do vậy, việc đồng hành với doanh nghiệp bước tiếp qua giai đoạn khó khăn để giữ ngành, giữ lao động, giữ thị phần mới có điều kiện và cơ hội lấy lại những gì đã mất.

Trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại tính toán từ cơ hội phục hồi trên cơ sở có được của doanh nghiệp, hiệu quả của từng đơn hàng để quyết định tiếp tục cấp hạn mức tín dụng chứ không xét duyệt từ đầu năm trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 rất xấu mà cắt giảm 20%, 25% như hiện nay. Có doanh nghiệp bị ngân hàng cắt hạn mức tín dụng 16-17%, nhưng cũng có ngân hàng cắt khá sâu từ 30-40% hạn mức”, ông Lê Tiến Trường đề xuất.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng mong muốn có một gói tín dụng chung cho cả Tập đoàn để doanh nghiệp tốt san sẻ với doanh nghiệp còn khó khăn, qua đó cùng nhau tận dụng cơ hội kinh doanh đang có chiều hướng khởi sắc.

Nhận định về xu hướng tài chính trong 6 tháng cuối năm 2024, tại buổi Toạ đàm về chính sách tín dụng - tiền tệ do Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức gần đây, TS. Trương Văn Phước - Nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho hay, dự báo, đến cuối năm 2024 tỷ giá USD/VNĐ sẽ tăng thêm khoảng 1%, giao động ở mức 25.700 đến 25.800 đồng.

Theo TS. Trương Văn Phước, mặc dù đồng nội địa các quốc gia xuất khẩu dệt may cạnh tranh với Việt Nam đã ổn định, không còn bị phá giá nhiều như năm 2022, nhưng có thể một số quốc gia như Mexico, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia sẽ tiếp tục phá giá đồng tiền để tăng tính cạnh tranh.

Bên cạnh đó, dự báo lãi suất huy động đồng Việt Nam đang có xu hướng tăng trở lại khả năng sẽ duy trì ở mức 6,5 – 6,8%.

Với những nhận định về xu hướng tài chính- tiền tệ cuối năm, các doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo, cần tính toán phương án tài chính, nguồn vốn, tiền tệ ngân hàng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh nửa cuối năm 2024. Trong đó, với tỷ giá giữa USD/VNĐ như hiện nay, doanh nghiệp cần cân nhắc phương án quy đổi phù hợp với điều kiện thực tế.

Với đồng Yên Nhật, có khả năng tỷ giá giữa Yên Nhật với USD tăng khoảng 10% đến cuối năm, do đó các đơn hàng của thị trường này nên ký trong khoảng thời gian vừa đủ, không ký quá xa để ứng phó với diễn biến thị trường. Với thị trường Mỹ, nếu ký được đơn hàng dài hơi thì doanh nghiệp nên tận dụng các cơ hội để có được đơn hàng.

Tuy nhiên, để cạnh tranh với một số quốc gia cạnh tranh có khả năng tiếp tục phá giá đồng nội địa thì “cửa hẹp” cho ngành dệt may Việt Nam vẫn là các mặt hàng cao cấp có tính kỹ thuật và giá trị cao. Đồng thời, doanh nghiệp cần siết chặt hơn nữa chất lượng và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, không chạy theo sản lượng.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp