Thứ ba 13/05/2025 01:13

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.

Nâng cao hiểu biết về CBRN trong ngành Công Thương

Thực hiện Quyết định 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN) giai đoạn 2019-2025, năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 834/QĐ-BCT về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 104/QĐ-TTg.

Cục Hóa chất và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất vào đầu tháng 12/2024 Ảnh: NH

Mục tiêu của Quyết định 834/QĐ-BCT được Bộ Công Thương ban hành nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân trong ngành Công Thương nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả đối với con người và môi trường, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy việc triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân mà Việt Nam tham gia.

Quyết định của Bộ Công Thương cũng nêu rõ, giai đoạn 2021-2025, sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định trong ngành Công Thương về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN phù hợp với các quy định của nhà nước và điều kiện quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí CBRN mà Việt Nam đã tham gia. Cùng với đó, trình Quốc hội thông qua Luật Hóa chất sửa đổi, bổ sung. Điều tra, khảo sát, đánh giá nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi, kế hoạch hành động CBRN trong cả nước, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ, sự cố hóa chất thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN.

Giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương cũng đặt mục tiêu đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ về nguy cơ CBRN cho các cán bộ ngành Công Thương, nhất là các cán bộ quản lý hóa chất, quản lý thị trường và hoạt động thanh tra, chuyên ngành, trong đó ưu tiên tập trung vào nguy cơ, sự cố hóa chất. Hàng năm, Bộ Công Thương cũng tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp quốc gia thuộc phạm vi Kế hoạch hành động CBRN. Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động hóa chất và xử lý hóa chất nguy hiểm. Xây dựng quy trình ứng phó cho các tình huống, sự cố hóa chất, cơ chế phối hợp trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa chất cấp quốc gia, đảm bảo đồng bộ, tích hợp với hệ thống chuẩn bị, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Bộ Công Thương đã liên tục tổ chức các hội thảo, hội nghị, diễn tập về phòng ngừa, phát hiện, chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân tại nhiều địa phương trên cả nước. Ảnh: NH

Hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tại Quyết định 834/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, tiến tới thực hiện tốt Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2019-2025 theo Quyết định 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua Cục Hóa chất – Bộ Công Thương đã liên tục tổ chức các hội thảo, hội nghị, diễn tập về phòng ngừa, phát hiện, chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân tại nhiều địa phương trên cả nước.

Cụ thể, vào tháng 11/2024, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hóa chất Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm và Kế hoạch hành động quốc gia về hàng hóa hóa chất, sinh học, bức xạ hạt nhân lưỡng dụng (CBRN). Tại Hội nghị, đại diện Cục Hóa chất đã trình bày các nội dung về Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN và những điểm mới, sửa đổi của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

Trước đó, cũng trong tháng 11/2024. Cục Hóa chất cũng đã tổ chức Hội thảo Đào tạo nâng cao trình độ về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hoá chất nguy hiểm tại thành phố Hà Nội.

Trình bày tham luận phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm soát an toàn, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động ản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hoá chất nguy hiểm, ông Bùi Thế Nghị, cán bộ Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá chất cho rằng: Tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả cho con người và môi trường, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, thúc đẩy việc triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí CBRN.

Ông Bùi Thế Nghị lưu ý, nguy cơ hoá học có thể đến từ việc sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng các hoá chất nguy hiểm trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp hoặc dân dụng. Sự cố hoá học có thể gây ra tình trạng nhiễm độc môi trường, làm tổn hại đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái. Theo đó, các hoạt động đào tại, nâng cao trình độ, hiểu biết của doanh nghiệp sẽ giúp phòng ngừa sự cố có thể xảy ra.

Đầu tháng 12/2024, Cục Hóa chất Bộ Công Thương và UBND tỉnh Bắc Ninh cũng tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, nhằm triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về CBRN giai đoạn 2019-2025, Bộ Công Thương cũng đang xây dựng Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, hiện Luật đã được Chính phủ họp, cho ý kiến vào tháng 6/2025 và trình Ủy ban Thương vụ Quốc hội và Quốc hội Thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV diễn ra vào tháng 10/2024.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn