Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Ứng phó sự cố hóa chất - nhiệm vụ cấp thiết

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là hoạt động mô phỏng sự cố hóa chất có thể xảy ra tại các doanh nghiệp như: Sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất, cháy nổ do hóa chất, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho con người, tài sản và môi trường…

Thống kê cho thấy, lượng hóa chất sử dụng của Việt Nam đang tập trung tại các nhà máy của các thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Bên cạnh các sản phẩm có thể dễ nhận thấy trong một số lĩnh vực nông nghiệp, dược phẩm, bảo vệ thực vật, hóa chất, tiêu dùng, hóa chất còn tham gia nhiều vào quá trình sản xuất, chế tạo của nhiều ngành kinh tế.

Với đặc tính của nhiều loại hóa chất độc, nguy hiểm là tính oxy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, dễ cháy, độc cấp, tính độc hại đến môi trường nên khi xảy ra các sự cố rò rỉ, cháy, nổ rất nguy hiểm.

Ứng phó sự cố hoá chất tại Công ty Hóa chất mỏ Thái Bình (huyện Thái Thụy, Thái Bình)
Ứng phó sự cố hoá chất tại Công ty Hóa chất mỏ Thái Bình (huyện Thái Thụy, Thái Bình). Ảnh: LA

Theo quy định của Luật Hóa chất, chủ thể lưu trữ, sử dụng hóa chất phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa cụ thể cho doanh nghiệp. Theo đó hàng năm doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch đó để tổ chức diễn tập, xây dựng tình huống giả định theo kế hoạch, thực hiện diễn tập để người lao động thực hành những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vương Thành Chung - Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất, Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) cho biết, theo điều 37, Luật Hóa chất quy định: Hàng năm các cơ sở hóa chất phải xây dựng lực lượng ứng phó tại chỗ và phải thường xuyên huấn luyện và thực hành diễn tập các phương án ứng phó sự cố hóa chất. Việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm đồng thời kiểm tra năng lực phối hợp hành động giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng với các công ty, nhà máy, doanh nghiệp trong công tác ứng phó với sự cố hóa chất diễn ra trên địa phương nơi mình sinh sống.

Bên cạnh đó, chủ thể lưu trữ, sử dụng hóa chất phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa cụ thể cho doanh nghiệp. Theo đó hàng năm doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch đó để tổ chức diễn tập, xây dựng tình huống giả định theo kế hoạch, thực hiện diễn tập để người lao động thực hành những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn tình trạng doanh nghiệp chủ quan, lơ là, thụ động chỉ chú trọng quan tâm thật sự sau khi sự cố xảy ra. Một số cơ sở dù có quan tâm nhưng thực hiện mang tính đối phó chưa đầy đủ. Vi phạm phổ biến là chưa thực hiện việc xây dựng biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố; chưa tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất; chưa xây dựng được nội quy an toàn hóa chất cho cơ sở sản xuất, sắp xếp hóa chất trong kho chưa đảm bảo an toàn theo đúng các quy định hiện hành” - ông Vương Thành Chung chỉ ra.

Tăng giải pháp, xây dựng các kịch bản ứng phó tốt

Thời gian qua các địa phương đã có một số hoạt động tích cực trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, hầu hết các tỉnh đã triển khai xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và phê duyệt.

Nhiều địa phương trên cả nước đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức diễn tập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, hoặc tổ chức diễn tập kết hợp với ứng phó sự cố tràn dầu, một số tỉnh đã triển khai diễn tập như: Hà Nội, Phú Thọ, Lào Cai, Đà Nẵng, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bình Định, Phú Yên, Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương, Thái Bình...

Ông Vương Thành Chung thông tin thêm, đối với các cơ sở hóa chất lớn đóng tại các địa phương, nếu xảy ra sự cố hóa chất là rất nguy hiểm. Theo đó, các địa phương cần thường xuyên diễn tập. Về vấn đề này, Cục Hóa chất khuyến khích các các địa phương cùng phối hợp triển khai diễn tập ứng phó với sự cố hóa chất. Đặc biệt đối với các tỉnh công nghiệp lớn và trong đó có ngành công nghiệp hóa chất.

Đối với tỉnh Bắc Ninh, phải nó rằng đây là địa phương có ý thức cao về ứng phó hóa chất. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh, Sở Công Thương mới đây đã chủ động phối hợp với Cục Hóa chất làm tốt công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa hướng tới an toàn môi trường” - ông Vương Thành Chung nhấn mạnh.

Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đối với doanh nghiệp hoá chất tại các địa phương, ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hoá chất - cho hay: Thứ nhất, việc tổ chức diễn tập sẽ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ càng, sự tập luyện thành thục trong công tác ứng phó sự cố, có sự nhanh nhạy và linh hoạt để ứng phó khi sự cố hóa chất xảy ra.

Thứ hai, thông qua diễn tập giúp doanh nghiệp nhìn nhận ra những thiếu sót để kịp thời bổ sung, rút kinh nghiệm trong việc ứng phó sự cố, sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia ứng phó.

Thứ ba, việc tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp để có ý thức hơn trong việc tăng cường công tác phòng ngừa sự cố hóa chất.

Lãnh đạo Cục Hóa chất cũng lưu ý, doanh nghiệp cần có ý thức chủ động phòng ngừa thay vì để xảy ra sự cố rồi mới ứng phó thì quá muộn. Doanh nghiệp cần bám sát đánh giá rủi ro mới nhất, chú ý các sự cố đã từng xảy ra, chủ động lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó nhanh chóng, sát với tình hình thực tiễn...

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố hoá chất. Điều này bao gồm việc kiểm tra định kỳ, xác định các điểm yếu tiềm ẩn và đảm bảo sẵn sàng cho các biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ theo các văn bản quy phạm quản lý hóa chất hiện hành; kiểm tra, thanh tra tuân thủ quy định về an toàn hóa chất; kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng để ứng phó sự cố hóa chất.

Về phía các địa phương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cũng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát tổng thể các nội dung thực hiện; nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn.

Để nâng cao công tác ứng phó, xử lý, hiện Bộ Công Thương xây dựng Luật Hóa chất mới, trong đó thay thế, hoặc sửa đổi một số điều căn cứ trên các nghiên cứu và thực tiễn quản lý thời gian qua. Theo đó, luật mới sẽ bổ sung những quy định cấp thiết để kịp thời hoàn thiện khung khổ pháp lý.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hóa chất

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027.
Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ dự án tư vấn phát triển nhà máy thông minh tại TP. Đà Nẵng năm 2024.
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Ngành cơ khí Việt Nam từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển.
Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Sự chồng chéo giữa các quy định, nhất là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khiến Gia Lai lúng túng trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Sáng 2/12, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp công bố kế hoạch hoạt động của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025.
PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

Ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chững lại so với tháng trước.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai xác định nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải, đồng thời thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Sáng 26/11, tại Hà Nội, báo Điện tử VOV đã phối hợp với các đơn vị tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu".
Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Infineon Technologies ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, số lượng máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng biểu diễn sẽ được nâng lên 10 chiếc mỗi loại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động