Chủ nhật 22/12/2024 22:15

Doanh nghiệp Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công Thương tại TP.HCM tăng trưởng trong khó khăn

Trong quý I/2023 dù kinh tế còn nhiều khó khăn song kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công Thương tại TP.HCM vẫn tăng khá so với cùng kỳ

Theo Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công Thương tại TP. Hồ Chí Minh, trong quý I năm 2023, bám sát chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ I; Đảng ủy Khối đã lãnh đạo cấp ủy các cơ sở đảng trực thuộc chủ động triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Hoạt động của các doanh nghiệp Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công Thương tại TP.HCM tăng trưởng trong khó khăn

Ước tính, doanh thu của các doanh nghiệp trực thuộc Đảng ủy Khối đạt 78.569,29 tỷ đồng, bằng 100,95% so cùng kỳ. Nộp ngân sách 2.566,74 tỷ đồng, đạt 25,09% kế hoạch năm. Lợi nhuận 6.420,49 tỷ đồng, bằng 140,18% so cùng kỳ. Thu nhập bình quân tại doanh nghiệp đạt 12,5 triệu đồng/người/tháng và thu nhập bình quân tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, viện, trường là 14,6 triệu đồng/người/tháng.

Đảng ủy Khối cũng ghi nhận, trong quý I, doanh nghiệp trong các ngành sản xuất đều phải đối diện với những khó khăn, thách thức riêng nhưng bằng sự chủ động đưa ra những giải pháp kinh doanh nên hoạt động hầu hết doanh nghiệp đều duy trì ổn định.

Cụ thể, với ngành điện, trong quý I/2023, ngành điện đã cung cấp đủ điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2023. Trong đó, điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam ước thực hiện đạt 18 tỷ 977 triệu KWh; điện sản xuất của các công ty phát điện trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 3 ước thực hiện 6,295 tỷ KWh.

Với ngành điện tử - tin học, các đơn vị trong ngành duy trì sản xuất, đổi mới công nghệ, gia công lắp ráp thiết bị cho các đối tác, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặc dù quý I/2023 có nhiều khó khăn nhưng các đơn vị đã có nhiều cố gắng để giữ ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người người lao động.

Tương tự, ở lĩnh vực thực phẩm, các đơn vị tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng cường phát triển thương hiệu, tập trung nghiên cứu, thay đổi công nghệ, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và ổn định việc làm cho người lao động.

Còn lĩnh vực thương mại, dịch vụ, logistics, các đơn vị trong Khối đã nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ, tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, chuyển đổi số, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Quý I/2023, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại, vận tải logistics cơ bản đạt chỉ tiêu, kế hoạch, ổn định việc làm, đời sống người lao động.

Riêng lĩnh vực dệt may, trong quý I/2023 các doanh nghiệp dệt may gặp nhiều khó khăn, số lượng đơn hàng sụt giảm, đơn giá thấp; doanh nghiệp đối diện sức ép gia tăng về các yêu cầu phát triển xanh, bền vững từ đối tác nhập khẩu.

Ngoài đảm bảo sản xuất kinh doanh, duy trì việc làm cho người lao động, theo Đảng ủy Khối, trong công tác đầu tư, các đơn vị trong Khối tiếp tục thực hiện đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, nâng cao giá trị doanh nghiệp. Ước tính, trong quý I/2023, tổng giá trị đầu tư của các đơn vị trong khối trên 1.450 tỷ đồng.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 13 (mở rộng), khóa I, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổ chức ngày 3/4 vừa qua, bà Lê Thị Hồng Nga - Bí thư Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công Thương tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: Để có kết quả trên, trong quý I/2022, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã tăng cường công tác chỉ đạo, nắm bắt tình hình, đề xuất kiến nghị lãnh đạo Thành phố quan tâm giải quyết những khó khăn của cơ sở; chia sẻ động viên giúp các đơn vị vượt qua khó khăn, ổn định được việc làm, đời sống của người lao động, tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp trong Khối hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Tuy vậy, Đảng ủy Khối cũng nhận định, trong quý II/2023 tình hình kinh tế sẽ còn tiếp tục đối diện những thách thức mới, từ đó khuyến cáo các doanh nghiệp theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thế giới và khu vực, có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đặc biệt, với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần đa dạng hóa thị trường, không để không quá phụ thuộc vào một số thị trường.

Đức Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: ngành điện TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024