Thứ ba 26/11/2024 15:18

Doanh nghiệp đang gặp khó về tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu

Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất là tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu đều giảm sút, do đó, rất cần sự tiếp sức về vốn và mở rộng thị trường.

Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế Thủ đô năm 2023 do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HANOISME) tổ chức chiều 21/4, ông Mạc Quốc Anh – Tổng thư ký HANOISME – cho biết, 3 tháng đầu năm 2023 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và khả năng suy thoái, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo thấp hơn năm 2022 khoảng 0,5-1% nếu không xảy ra yếu tố đột biến.

Toàn cảnh Hội nghị

Lạm phát vẫn còn ở mức cao tại nhiều quốc gia khiến xu hướng thắt chặt tiền tệ - lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục trong nửa đầu năm 2023. Giá năng lượng vẫn có thể biến động do xung đột tại Ukraine và sự phục hồi khá mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

Gần đây nhất là sự sụp đổ của một số ngân hàng của châu Âu và Mỹ nếu kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam... Những xu hướng này sẽ làm giảm sức cầu hàng hóa và ảnh hưởng đến đầu tư mới, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của các nước, trong đó có Việt Nam.

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã thu thập thông tin tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhất là thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu đều giảm sút.

Doanh nghiệp trong nước phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp còn khó khăn, lãi suất ngân hàng vay để phục vụ sản xuất còn cao và thủ tục vay vốn còn phức tạp.

Do đó, để cho khối doanh nghiệp này phát triển rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các sở ban ngành nhất là vấn đề về vốn và mở rộng thị trường.

Tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp đã cùng nhau bàn thảo về những khó khăn, các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ cho hoạt động sản xuất kinh doanh về vốn và thị trường, giúp doanh nghiệp sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn và bền vững.

Ông Phạm Hồng Việt- Chủ tịch Hội Da giày Hà Nội, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất giày và nguyên phụ liệu Harco - cho biết, chưa bao giờ các doanh nghiệp trong ngành lại khó khăn như hiện nay. Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế đều suy giảm mạnh.

Trong đó, thị trường xuất khẩu có dấu hiệu đi xuống từ tháng 7/2022 và đến quý I/2023 thì mức cắt giảm đơn hàng diễn ra rất nghiêm trọng. Mức độ cắt giảm đơn hàng phổ biến từ 50-70%, cá biệt có doanh nghiệp trong nước gần như không có đơn hàng xuất khẩu.

Tương tự, thị trường trong nước gặp khó khăn từ quý IV/2022. Sau đó, đến quý I/2023 và sau Tết Nguyên đán thì nhu cầu trong nước bắt đầu suy giảm, dẫn đến lượng đơn hàng tiêu thụ nội địa giảm mạnh.

Để chống đỡ với khó khăn này, ông Phạm Hồng Việt cho biết, từ cuối năm ngoái, các doanh nghiệp đã bắt đầu cắt giảm thời gian làm việc, tuần chỉ còn làm việc 4-5 ngày và giảm quy mô sản xuất (cắt giảm dây chuyền sản xuất). Tiếp đó, trong dịp Tết, có doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc cả tháng, cắt giảm tiền lương, thưởng Tết.

Theo ông Phạm Hồng Việt, quyết định của Chính phủ giảm hoãn, giãn tiền thuê đất, giảm 2% thuế VAT vừa qua đã thực sự tạo động lực cho doanh nghiệp. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn đề nghị các Bộ, ngành thông tin tình hình thị trường kịp thời; tổ chức xúc tiến thương mại cũng như hỗ trợ lãi suất vay, giãn nợ để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Tuấn- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh thành phố Hà Nội - cho biết: Ngân hàng sẽ nghiên cứu để có giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy vậy, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự soi lại mình, cần đảm bảo tiêu chí minh bạch để tiếp cận vốn.

Bên cạnh sự đồng hành của cơ quan chức năng, để tăng cường tiêu thụ hàng hóa trên các thị trường trong và ngoài nước, công tác xúc tiến thương mại của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Các chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp có thể tiếp cận các thị trường trong và ngoài nước thông qua chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, của thành phố Hà Nội.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch