Chủ nhật 22/12/2024 18:16

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc?

Hiện, Trung Quốc - một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Do đó, vấn đề lớn nhất là các doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn nhất là khâu bốc dỡ để giảm thiểu các lô hàng có thể bị cảnh báo chỉ tiêu liên quan đến Covid-19.

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến nay, đã có 52 lô hàng của 36 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam bị cảnh báo phát hiện virus Covid-19 ở mặt bao bì ngoài, bao bì trong và thành trong container. Đáng chú ý, theo Nafiqad, đó là lần đầu tiên virus Covid-19 bị cảnh báo phát hiện trên mẫu sản phẩm.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc cần hướng đến chính ngạch

Ông Lê Bá Anh - Phó cục trưởng Nafiqad, khi phát hiện 1 lô có dấu vết của Covid-19 thì doanh nghiệp sẽ bị tạm ngừng thủ tục nhập khẩu vào Trung Quốc 1 tuần. Còn đối với 2-3 lô trở lên thì 4 tuần, thậm chí có doanh nghiệp bị đến 6 tuần. Điều này đã tạo nên thiệt hại đáng kể đối với các doanh nghiệp.

Cũng theo ông Lê Bá Anh, trong khi các lô hàng cá tra bị Trung Quốc cảnh báo liên quan đến Covid-19 khá nhiều thì đối với lô hàng tôm lại hạn chế. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm cho thấy, khâu bao gói, đưa hàng lên container được thực hiện trong phạm vi của doanh nghiệp nên doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ với công nhân xếp hàng lên container.

3 tháng đầu năm nay tình trạng lô hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị cơ quan thẩm quyền quốc gia này cảnh báo phát hiện virus Covid-19 tăng mạnh. Với tình trạng lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam như hiện nay, trong khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “Zero Covid”, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Nafiqad - cảnh báo, nếu không kịp thời có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả thì việc số lô hàng thủy sản bị cảnh báo phát hiện virus Covid-19 và trả về nhiều sẽ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp.

Mặt khác, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam, thậm chí với tình hình như hiện nay, rất có thể cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ xem xét, áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, tác động xấu đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Trước thực trạng trên, Nafiqad vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc; Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và các đơn vị liên quan về việc kiểm soát hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo đó, Nafiqad yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức mức độ quan trọng của việc kiểm soát và phòng chống Covid-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Đặc biệt, phải tập trung một số biện pháp kiểm soát như yêu cầu người tham gia công đoạn bao gói, bốc xếp thành phẩm ra/vào kho, lên/xuống container phải tuyệt đối mang khẩu trang 100% thời gian làm việc, thường xuyên khử trùng tay và định kỳ được xét nghiệm sàng lọc.

Mặt khác, Nafiqad cũng yêu cầu nghiên cứu, tham khảo áp dụng “hướng dẫn (bản cập nhật) kỹ thuật phòng chống/khử trùng phòng chống virus Covid-19 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản lạnh” được ban hành kèm theo công hàm số 55 ngày 15/2/2022 của Cục An toàn thực phẩm, Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Thống kê của VASEP cho thấy, sau khi tăng 44% đạt 872 triệu USD trong tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang tháng 2/2022 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với mức tăng đột phá 62% ước đạt 635 triệu USD. Theo đó, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chạm mốc 1,5 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Trung Quốc đã có những tín hiệu hồi phục tích cực từ tháng 1/2022 và tiếp tục tăng mạnh 135% trong tháng 2/2022 đạt 91 triệu USD. Tính chung, hai tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 168 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP nhận định, mặc dù, các quy định và rào cản của Trung Quốc vẫn khắt khe, đặt biệt lại được đưa ra vào thời điểm các cơ quan hải quan của Trung Quốc thắt chặt giám sát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trong đại dịch Covid-19, nhưng không phải là trở ngại chính của các công ty xuất khẩu sang thị trường này.

Trung Quốc - một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Do đó, vấn đề lớn nhất là các doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn nhất là khâu bốc dỡ để giảm thiểu các lô hàng có thể bị cảnh báo chỉ tiêu liên quan đến Covid-19.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển