Thứ năm 28/11/2024 22:47

Doanh nghiệp Ba Lan tìm cơ hội phân phối thực phẩm vào thị trường Việt Nam

Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Ba Lan trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được ký kết, các doanh nghiệp (DN) Ba Lan đang thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại để đưa hàng hóa của Ba Lan vào thị trường Việt Nam, nhất là mặt hàng thịt bò, trái cây.    

Tăng cường quảng bá

Ông Grzegorz Rybarski - Tham tán thương mại Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam - cho biết, nhiều DN Ba Lan trong các lĩnh vực như thực phẩm tươi và chế biến, trái cây tươi và đóng hộp, chiết xuất trái cây đậm đặc, thịt bò, thịt gà, thit gia cầm… đang tìm cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Chiến dịch quảng bá nông sản chất lượng cao của Ba Lan tại Việt Nam kéo dài 3 năm và bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2019.

DN thực phẩm Ba Lan thực hiện xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Theo ông Piotz Ziemann - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà giết mổ thịt và chế biến thịt nguội Ba Lan - ưu thế của Ba Lan là có thể sản xuất thịt bò với chi phí thấp hơn 17% chi phí trung bình của toàn EU nhưng chất lượng vẫn đứng tốp đầu châu lục. 85% thịt bò Ba Lan là dành cho xuất khẩu, tỉ lệ này lần lượt là 55% cho thịt gà và 17% cho thịt heo. Trong khi thịt heo Ba Lan đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam, thịt bò và thịt gà vẫn còn mới mẻ dù đã quen mặt ở các thị trường khó tính châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì thế chúng tôi sẵn sàng mời các cơ quan chức năng và DN Việt Nam sang tham quan và trực tiếp kiểm tra quy trình sản xuất, chế biến thịt bò tại Ba Lan. Trong thời gian qua, một số cơ quan của Ba Lan cũng đã thăm Việt Nam và bày tỏ mong muốn được xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam.

Bên cạnh đó, các món ăn, ẩm thực của Việt Nam cũng được kinh doanh khá rộng rãi tại Ba Lan và được chế biến hoàn toàn bằng nguồn nguyên liệu tại Ba Lan nhưng vẫn giữ được nguyên bản của các món ăn. Chính vì thế khi đưa các mặt hàng thực phẩm của Ba Lan vào Việt Nam, người tiêu dùng cũng hoàn toàn yên tâm vì có thể sử dụng nguồn nguyên liệu này để chế biến món ăn Việt Nam mà vẫn đảm bảo được hương vị đặc sắc của món ăn Việt.

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác

Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thuế nhập khẩu đối với thịt bò sẽ về 0% sau 3 năm hiệp định có hiệu lực. Như vậy, thời điểm chiến dịch quảng bá nông sản của Ba Lan kết thúc cũng là lúc Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết bỏ thuế nhập khẩu với thịt bò EU. Các DN Ba Lan tin rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện tại, tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiềm năng cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Ba Lan, trong đó có thịt bò.

Ông Piotr Harasimowicz - Trưởng Văn phòng đại diện Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, năm 2018 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ba Lan đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng gần 60% so với năm trước đó, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan đạt gần 1,33 tỷ USD, tăng gần 72%. Thêm vào đó, việc EVFTA được ký kết sẽ mở ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam - Ba Lan đẩy mạnh hợp tác thương mại trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cả Việt Nam và Ba Lan đều là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản cũng là nhóm hàng chính trong cơ cấu trao đổi thương mại song phương. Mặc dù cùng phát triển nông nghiệp nhưng Việt Nam - Ba Lan không cạnh tranh trực tiếp mà sẽ hỗ trợ hiệu quả cho nhau. Cụ thể, Việt Nam đang tập trung cải tiến công nghệ nông nghiệp, bao gồm đầu tư vào nông nghiệp chuyên ngành, phân bón và máy móc. "Ở góc độ này, với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bằng công nghệ cao nhiều năm, Ba Lan có thể hỗ trợ cho Việt Nam về công nghệ cũng như kỹ thuật" - ông Piotr Harasimowicz chia sẻ.

Thảo - Minh

Tin cùng chuyên mục

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương