Thứ năm 17/04/2025 05:29

Định giá đất gặp khó khi bất động sản 'dậy sóng'

Việc định giá đất gặp nhiều khó khăn do thu thập thông tin còn rào cản, chưa minh bạch về số liệu giao dịch trong khi thị trường bất động sản đang "tăng nóng".

Thị trường "tăng nóng", định giá đất loay hoay

Trong những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản ghi nhận những diễn biến sôi động trở lại, đặc biệt ở phân khúc đất nền ven đô và các khu vực đông dân, hứa hẹn quy hoạch. Tuy nhiên, sự "tăng nóng" bất ngờ này đang khiến công tác định giá đất gặp nhiều trở ngại, nhất là trong bối cảnh chưa có hệ thống giao dịch minh bạch.

Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất đã đưa ra quy định cụ thể về trình tự, nội dung xác định giá đất theo 4 phương pháp gồm: So sánh, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất. Thực tế, cả 4 phương pháp định giá đất hiện hành không phải khái niệm mới mà đã được áp dụng từ lâu trong lĩnh vực thẩm định giá.

Việc định giá đất gặp nhiều khó khăn do thu thập thông tin còn nhiều rào cản. Ảnh minh họa

Theo ghi nhận từ Savills Việt Nam, thị trường hiện nay đang bị chi phối bởi tâm lý đầu cơ, khi người mua đất không xuất phát từ nhu cầu ở thật hoặc sử dụng, mà chủ yếu để đầu tư sinh lời trong ngắn hạn. Điều này dẫn đến việc giá đất bị thổi phồng, vượt xa giá trị thực và khó phân tích theo các nguyên lý kinh tế cơ bản. Trong khi đó, quy trình định giá hiện nay vẫn cần dựa vào hệ thống bảng giá đất nhà nước, vốn thường chậm cập nhật và mang tính định danh hơn là thị trường.

Các phương pháp định giá cũng gặp nhiều trở ngại khi áp dụng. Cả 4 phương pháp hiện hành đều gặp khó do hạn chế về dữ liệu giao dịch. Thị trường bất động sản cho đến nay vẫn thiếu minh bạch, đặc biệt là trong việc công khai thông tin giao dịch, dẫn đến khó khăn trong việc thu thập dữ liệu.

Bên cạnh đó, việc xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất hay đền bù, gặp nhiều khó khăn khi khung giá và bảng giá đất chưa theo sát thực tế. Tình trạng này khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ, làm ảnh hưởng tới toàn bức tranh kinh tế nhiều địa phương.

Cần minh bạch hóa thông tin và cải tiến phương pháp định giá

Trên thực tế, có ý kiến cho rằng, nên định ra một giá đất chung đối với các dự án và những địa phương phát triển kinh tế - xã hội tương tự nhau. Tuy nhiên, dưới góc nhìn chuyên gia, bà Giang Đỗ, Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội, khẳng định không thể áp dụng một mức giá chung cho tất cả các loại hình sử dụng đất, bao gồm đất ở, đất thương mại, dịch vụ, hay giữa các địa phương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau.

"Việc xác định giá đất cần phản ánh đúng đặc thù của từng loại đất, mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng. Đây là những yếu tố quyết định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của nó", bà Giang Đỗ nhấn mạnh.

Đơn cử như đất ở thường có thời hạn sử dụng lâu dài, trong khi đất thương mại, dịch vụ thường chỉ có thời hạn từ 50 - 70 năm, chỉ riêng yếu tố thời hạn đã khiến giá trị đất ở, trong cùng một vị trí và điều kiện tương đồng, cao hơn đất thương mại, dịch vụ. Khoảng cách này càng gia tăng khi xét đến sự khác biệt về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương.

Do đó, việc áp đặt một mức giá đất đồng nhất là đi ngược lại nguyên tắc thị trường, vốn yêu cầu giá đất phản ánh chính xác quan hệ cung – cầu và tiềm năng sinh lợi của từng khu đất. Nếu áp dụng một mức giá chung, sẽ không có sự phân biệt giữa các vị trí đắc địa và những khu vực kém thuận lợi, làm suy giảm tính cạnh tranh và dẫn đến méo mó thị trường.

Thị trường bất động sản ghi nhận những diễn biến sôi động trở lại, đặc biệt ở phân khúc đất nền ven đô và các khu vực đông dân. Ảnh minh họa

Hiện, giá bất động sản ở một số địa phương tăng nóng được chỉ ra cũng tác động một phần đến việc định giá đất. Sự gia tăng đột biến này thường đến từ kỳ vọng của nhà đầu tư rằng giá đất tại các khu vực lân cận sẽ tăng theo. Điều đó có thể tạo áp lực lớn lên quá trình thẩm định giá. Thêm vào đó, các giao dịch trong giai đoạn "sốt đất" thường không phản ánh giá trị thực, mà bị chi phối bởi yếu tố đầu cơ hoặc tâm lý thị trường. Nếu lấy những giao dịch này làm cơ sở định giá, nguy cơ định giá sai lệch rất cao.

Bà Giang Đỗ cảnh báo: "Giá đất bị đẩy lên quá mức sẽ khiến chi phí giải phóng mặt bằng gia tăng đáng kể, làm đội vốn đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả và thậm chí tính khả thi của dự án".

Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, thị trường cần tập trung vào việc hoàn thiện dữ liệu và nâng cao tính minh bạch của thông tin bất động sản. Trước hết, việc xây dựng hệ thống dữ liệu giá đất và giao dịch bất động sản đồng bộ, minh bạch và chính xác là cần thiết.

Giao dịch bất động sản cần được cập nhật thường xuyên và công khai, tạo nguồn thông tin đáng tin cậy cho nhà đầu tư và đơn vị thẩm định. Cơ quan quản lý có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn như hợp đồng công chứng, kê khai thuế, giao dịch thực tế nhằm đảm bảo giá trị đất được phản ánh đúng.

Dữ liệu này sau đó phải được “làm sạch” thông qua cơ chế kiểm soát giao dịch bất thường, loại bỏ các giao dịch có giá trị tăng đột biến, mang yếu tố đầu cơ hoặc giữa các bên liên quan.

Việc minh bạch hóa thông tin quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất rất quan trọng. Khi thông tin được công khai rõ ràng, thị trường sẽ tránh được những cơn "sốt đất" do tin đồn hoặc tình trạng trục lợi từ những nhóm có lợi thế thông tin trước khi quy hoạch chính thức được công bố.

Nếu được triển khai đồng bộ, các giải pháp trên không chỉ góp phần phản ánh đúng giá trị thực của giá đất, mà còn giúp giảm thiểu rủi ro từ biến động tâm lý thị trường, đồng thời tạo nền tảng cho một thị trường bất động sản phát triển bền vững và minh bạch.

Nguyễn Vy
Bài viết cùng chủ đề: thị trường bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Lộ diện khu vực 'tâm điểm' dịch chuyển khi giá đất tăng

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ 'ngôi vương' tăng giá?

Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Bất động sản cao cấp: 'Thỏi nam châm' hút nhà đầu tư

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Bất động sản ven Hà Nội: 'Nở rộ' dự án lớn

Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Khan hiếm bất động sản liền thổ khu vực TP. Hồ Chí Minh

Bất động sản 'tăng nóng': Trào lưu thuê nhà dài hạn nở rộ

Giá đất có tăng sau sắp xếp đơn vị hành chính?

Chung cư Hà Nội 2025: 'Lặng sóng' nhưng khó giảm giá

Bất động sản xanh hấp dẫn nhà đầu tư có tầm nhìn

Bất động sản công nghiệp quý I: Lấp đầy nhanh, giá thuê tăng nhẹ