Thứ tư 25/12/2024 00:49

Điện lực Kiên Giang: Đẩy mạnh phương thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, Công ty Điện lực Kiên Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho người dân khi thanh toán tiền điện.

Xu hướng tất yếu

Hiện nay, thu tiền điện gián tiếp thông qua ngân hàng và các tổ chức trung gian đã giúp các công ty điện lực trên cả nước giảm chi phí, tăng tính minh bạch, tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động. Đồng thời. phương thức thanh toán này đã tạo thuận lợi và tiện ích cho khách hàng được thanh toán nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.

Áp dụng phương thức điện tử trong cung cấp dịch vụ điện là một trong những nỗ lực của ngành điện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thích ứng linh hoạt và phù hợp với xu thế phát triển chung trong kỷ nguyên chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại.

Ngân hàng An Bình hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện qua cổng trực tuyến

Tại Công ty Điện lực Kiên Giang (PC Kiên Giang), thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đã được linh hoạt áp dụng từ 2018 đến nay, khách hàng ngày càng ủng hộ và hài lòng. Tỷ lệ khách hàng của PC Kiên Giang thanh toán qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh qua các năm, từ 5,38% (năm 2018) lên 75,24% (năm 2020), và 94,61% (năm 2021), và đạt 100% tổng số khách hàng sử dụng điện (đến tháng 5/2022).

Với những tín hiệu và kết quả khả quan trên, PC Kiên Giang dự kiến sẽ tiếp tục đẩy mạnh phương thức thanh toán tiền điện này thông qua việc tăng cường mở rộng kết nối, hợp tác với các ngân hàng, tổ chức trung gian được cấp phép cung cấp dịch vụ thanh toán hộ, thanh toán qua ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến, để thiết lập các kênh đa dạng cho khách hàng lựa chọn.

Tính đến nay, PC Kiên Giang đã ký hợp đồng hợp tác thu hộ tiền điện với 21 đơn vị, bao gồm: 11 ngân hàng (Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, Sacombank, MB, VIB, ABB, OCB, Techcombank), và 10 tổ chức thanh toán trung gian (Viettel, Vietunion, VNPAY, AirPay, Ngân Lượng, M_Service, Zion, VNPT Media, VNPOST).

Các ngân hàngvà tổ chức trung gian này cung cấp cho khách hàng sử dụng điện đa dạng các hình thức thanh toán như: trích nợ tự động tài khoản; internet banking/mobile banking/ví điện tử của các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán; ủy nhiệm cho ngân hàng thanh toán; thanh toán trực tuyến trên website của PC Kiên Giang; cổng thông tin dịch vụ công quốc gia và một số kênh thanh toán khác.

Khách hàng có thể lựa chọn và chủ động thực hiện thanh toán tiền điện ở bất kỳ nơi đâu, và không cần phải đến các quầy thu trong giờ hành chính.

Hiện, khách hàng tại PC Kiên Giang sử dụng nhiều các hình thức thanh toán bằng trích nợ tự động, mobile banking, internet banking, ATM. Thanh toán qua các ví điện tử chỉ mới đạt 29% tổng số khách hàng sử dụng điện.

Đẩy mạnh trong thời gian tới

Để phấu đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh doanh & dịch vụ khách hàng năm 2022, PC Kiên Giang đã phối hợp với các nhà mạng quảng bá, và hướng dẫn khách hàng sử dụng kênh thanh toán Mobile Money, để khách hàng (đặc biệt là các khách hàng ở khu vực nông thôn, các khách hàng không sử dụng smartphone và các thiết bị điện tử thông minh) có thêm lựa chọn về phương thức thanh toán tiền điện, góp phần nâng cao tỷ lệ thu tiền điện.

Bên cạnh đó, PC Kiên Giang sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn khách hàng trong thời gian tới, về việc sử dụng các kênh thanh toán trực tuyến của các ngân hàng, hoặc thông qua các tổ chức thanh toán trung gian, và ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

PC Kiên Giang cũng đẩy mạnh hỗ trợ phổ biến, tuyên truyền về việc sử dụng các dịch vụ điện mức độ 4 để các khách hàng biết và sử dụng nhằm nâng cao tỷ trọng thanh toán tiền điện qua các kênh thanh toán trực tuyến, góp phần đảm bảo tỷ lệ thu, nộp, và an toàn dòng tiền.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Điện lực miền Nam

Tin cùng chuyên mục

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm