Điện “bắc cầu” thắp sáng những cù lao

Cù lao Cồn Phụng nằm độc lập như một ốc đảo nhỏ, ngoài một số hộ dùng điện mặt trời, còn lại đa số bà con ấp Cồn Phụng (tỉnh Trà Vinh) chỉ dùng đèn dầu thắp sáng khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh rất khó khăn, nhưng đó là câu chuyện của “ngày hôm qua”. Giờ đây, những cù lao đã bừng sáng ánh điện.

Cồn Phụng là 1 trong 10 ấp của xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh nằm dọc theo nhánh sông Cổ Chiên. Đây là ấp nằm độc lập hoàn toàn với xã như là một đảo nhỏ nằm giữa đoạn sông của dòng Cổ Chiên.

dien bac cau thap sang nhung cu lao
Công nhân Công ty Điện lực Trà Vinh kéo cáp qua sông bằng hệ thống dây nhựa ngầm

Với vị trí địa lý cô độc khiến mọi hoạt động giao thương với các địa phương khác đều phụthuộc phần lớn vào phương tiện vận chuyển bằng đường thủy. Hơn thế nữa, với diện tích 300 héc-ta, toàn ấp có 96/136 hộ nuôi trồng thủy sản, diện tích trên 110 héc-ta. Mặc dù có số hộ dân nuôi trồng thủy sản lớn nhưng hiện nay chưa có điện lưới quốc gia. Toàn ấp có 49 hộ sử dụng điện năng lượng mặt trời, còn lại đa số là bà con sử dụng đèn dầu để thắp sáng khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Nhưng đó sẽ chỉ còn là chuyện của “ngày hôm qua” khi dự kiến từ tháng 11 tới đây, ốc đảo này sẽ chính thức được sử dụng điện lưới quốc gia nhờ dự án cấp điện Cồn Phụng. Công trình có quy mô xây dựng mới đường dây trung áp 3 pha 22kV trên không dài 6,346 km; đường dây trung áp 3 pha 22 kV ngầm (vượt sông) dài 0,487 km; đường dây hạ áp 3 pha trên không 14,368 km; 7 trạm biến áp 1.050kVA và lắp đặt 136 công tơ treo trụ. Dự án do Tổng công ty Ðiện lực miền Nam đầu tư với so vốn đầu tư hơn 14,6 tỷ đồng (bình quân vốn đầu tư mỗi hộ dân trên 107 triệu đồng), Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Phát triển Bách Khoa thi công.

Đến với “ốc đảo” Cồn Phụng vào những ngày đầu tháng 9/2018, chúng tôi được chứng kiến cảnh người dân tấp nập đào, nạo vét các ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi tôm sắp tới khi điện lưới về. Và ước mơ có điện của bà con “ốc đảo” này sẽ trở thành hiện thực, có điện đồng nghĩa với việc người dân cóthêm con đường đểphát triển kinh tế, mởra nhiều hy vọng.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Thành Công – cư dân lâu đời ở đây- cho biết: “Cồn Phụng là nơi vùng sâu, vùng xa, thiếu thốn đủ mọi thứ so với các khu vực khác, trong đó phải kể đến điện và mong mỏi của người dân chúng tôi là có điện sớm phục vụ sinh hoạt, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Sắp tới có điện quốc gia rồi, gia đình tôi sẽ mở rộng vuông tôm. Vụ nuôi này dự tính sinh lời sẽ cao hơn hẳn vì chi phí điện giờ sẽ giảm nhiều” - ông Công vui mừng nói.

dien bac cau thap sang nhung cu lao

Được biết, kể từ tháng 8/2004, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã đầu tư kéo điện về 2 xã đảo: Long Hòa, Hòa Minh, nhưng do điều kiện đặc thù của vùng sông nước, nên một vài khu vực lưới điện không thể kéo được, trong đó có Cồn Phụng. Đã nhiều lần Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh tiếp xúc cử tri nơi đây, các đại biểu đều có yêu cầu và đề đạt nguyện vọng tha thiết được kéo điện về “ốc đảo”. Thấu hiểu nỗi khao khát về điện của người dân, cũng như kéo điện về để phục vụ sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là nhu cầu nuôi trồng thủy sản của người dân, ngành điện đã nỗ lực thực hiện mọi biện pháp, quyết đưa điện về “ốc đảo”.

Theo ông Đặng Văn Dình - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Trà Vinh, đây là công trình có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị và an sinh xã hội. “Là chủ đầu tư, cũng là đơn vị quản lý vận hành, giám sát công trình chúng tôi phối hợp đơn vị thi công lập tiến độ cụ thể, có kiểm điểm đánh giá tiến độ thường xuyên, phối hợp tốt với chính quyền địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để công trình hoàn thành đúng tiến độ dự kiến vào cuối tháng 11/2018” - ông Dình khẳng định.

Thế Vĩnh - Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Xem thêm