Thứ bảy 28/12/2024 05:35

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 5/9/2023: Giá thuê nhà, phòng trọ tăng cao; thị trường chứng khoán hồi phục

Một số thông tin đáng chú ý trong điểm tin kinh tế - thị trường ngày 5/9/2023: Giá thuê nhà, phòng trọ tăng; thị trường chứng khoán có xu hướng hồi phục tốt...

Sức mua hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tăng tới 50%

Trong 4 ngày của kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay tại hầu hết các địa phương trong cả nước sức mua hàng hóa thiết yếu đều tăng. Đặc biệt tăng cao tại TP. Hồ Chí Minh.

Kỳ nghỉ lễ năm nay tại hầu hết các địa phương sức mua hàng hóa thiết yếu tăng. Ảnh minh họa

Lý giải nguyên nhân này, một số nhà bán lẻ cho rằng, do thời tiết bất lợi cho hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời, nhất là du lịch, nên nhiều người dân lựa chọn điểm đến nội đô và ăn uống tại nhà. Bên cạnh đó, thời tiết TP. Hồ Chí Minh và những tỉnh, thành lân cận có mưa rải rác nên người dân có xu hướng ưu tiên lựa chọn điểm đến tích hợp mua sắm, vui chơi, giải trí và đáp ứng nhu cầu nhiều thành viên trong gia đình.

Để kích cầu tiêu dùng, nhiều trung tâm thương mại áp dụng giảm giá lên đến 50% dành cho đa dạng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu; trong đó, có thể kể đến những nhóm ngành hàng, gồm: lương thực, thực phẩm, quần áo thời trang, đồ dùng gia đình, hóa mỹ phẩm...

Nhiều siêu thị, trung tâm thương mại thu hút khách hàng còn bằng cách bố trí khu vực ẩm thực, quầy thức ăn nấu chín, đáp ứng nhu cầu ăn tại chỗ hoặc mang về.

Giá thuê nhà, phòng trọ tăng

Tại các thành phố lớn, sinh viên nhiều trường bắt đầu nhập học cũng đã khiến giá thuê nhà, phòng trọ tăng cao. Khảo sát thực tế tại Hà Nội, mức tăng phổ biến từ 1-2 triệu đồng/căn/tháng.

Không chỉ phòng trọ cho sinh viên thuê tăng mà nhu cầu thuê chung cư của người đi làm cũng ''leo thang''. Nguyên nhân do giá bán nhà tăng cao nên đi thuê là giải pháp được nhiều người lựa chọn.

Để hỗ trợ sinh viên, nhiều trường đại học đã lên kế hoạch thu thập các thông tin về nhà trọ, ký túc xá, giúp sinh viên tìm nhà trọ phù hợp với nhu cầu, tránh bị thuê phòng giá quá cao...

Giá vàng hôm nay 5/9: Thế giới giảm nhẹ, trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay 5/9 trên thế giới giảm nhẹ sau ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; trong khi giá vàng trong nước duy trì ổn định ở mức trên 68 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng hôm nay 5/9 trên thế giới giảm nhẹ. Ảnh minh họa

Rạng sáng nay, giá vàng miếng trong nước vẫn duy trì ổn định trên 68 triệu đồng/lượng bán ra. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu đang niêm yết cụ thể như sau.

Giá vàng DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 67,6 triệu đồng/lượng mua vào và 68,3 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP. Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào và bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.

Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng mua vào mức 67,55 triệu đồng/lượng và bán ra mức 68,27 triệu đồng/lượng. Tại TP. Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng hồi phục tích cực

Thị trường chứng khoán đã có tuần giao dịch trước nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 đầy hứng khởi, VN-Index có 4 phiên tăng điểm liên tiếp để vượt đỉnh giá cao nhất năm 2018. Kết tuần cuối cùng của tháng 8, VN-Index đóng cửa ở mức 1.224,05 điểm, tăng 40,68 điểm so với tuần trước đó.

Theo ước tính của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), trong tháng 9/2023 sẽ có khoảng hơn 25,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn. Tháng 9/2023 vẫn là một trong những tháng có giá trị đáo hạn lớn nhất trong năm 2023, mặc dù tổng giá trị đáo hạn trong tháng 9 giảm khoảng 7,3% so với tháng 8.

Việt Nam hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025, hai vấn đề trọng yếu yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài đang được khẩn trương tháo gỡ.

Giới chuyên gia nhận định, thị trường tiếp tục xu hướng hồi phục tích cực liên tiếp sau điều chỉnh và nhịp hồi phục ngắn hạn sẽ sớm tiệm cận ngưỡng cản 1.250 điểm. Có khả năng VN-Index sẽ tiếp tục hình thành nhịp tích lũy quanh ngưỡng cản ngắn hạn này để tích lũy nội lực, chuẩn bị cho việc vượt ngưỡng cản trung hạn 1.300 điểm. Tuy nhiên hiện tại còn quá sớm để dự báo xa, trước mắt thị trường sẽ hồi phục ngắn hạn và sau đó cần tạo thành khu vực tích lũy mới để tích lũy nội lực trước khi vượt cản mạnh.

Người chăn nuôi ít tái đàn vì giá lên xuống bấp bênh

Theo thông lệ vào thời điểm này, tỷ lệ tái đàn của người chăn nuôi sẽ tăng để phục vụ cho nhu cầu cuối năm. Thế nhưng hiện tình hình chăn nuôi tương đối bấp bênh khiến người dân ít tái đàn.

Người chăn nuôi ít tái đàn vì giá lên xuống bấp bênh. Ảnh minh họa

Nguyên nhân của tình trạng do giá cả, đầu ra lên xuống liên tục; giá cám tăng quá mạnh. Song điều đáng lo ngại nhất là dịch tả heo châu Phi có thể bùng phát. Những điều này khiến nhiều trang trại hiện không dám tái đàn.

Việc người chăn nuôi ít tái đàn khiến không ít người lo ngại thiếu nguồn cung thịt heo dịp cuối năm. Tuy nhiên theo Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), để phục vụ nhu cầu thị heo dịp cuối năm và Tết nguyên đán, phải sang đến tháng 9, tháng 10 hàng năm thì doanh nghiệp, người chăn nuôi mới tái đàn để đảm bảo thời gian xuất chuồng. Do vậy, câu chuyện thiếu thịt heo dịp cuối năm sẽ khó xảy ra.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Điểm tin kinh tế - thị trường

Tin cùng chuyên mục

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình