Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Tài liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ: Những trang sử thiêng liêng, sống mãi cùng thời gian Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Là mảnh đất anh hùng lịch sử, lấy Chiến thắng Điện Biên Phủ làm động lực, nguồn cổ vũ lớn lao, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối kết hợp giúp đỡ chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, cùng với sự quyết tâm, đoàn kết vượt qua khó khăn thách thức, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế Điện Biên hôm nay từng bước "thay da đổi thịt", gặt hái nhiều thắng lợi trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển.

Minh chứng cho thấy, trong những năm qua, kinh tế tỉnh tiếp tục phát triển, hàng năm đều có mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trung bình giai đoạn 2021-2023 ước đạt 7,77%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 42,98 triệu đồng/năm. Để đạt được những kết quả này, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành Công Thương.

Đánh giá về sự đóng góp của ngành Công Thương đối với sự phát triển kinh tế của Điện Biên, ông Vũ Hồng Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên - cho biết, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã có những nỗ lực để góp chung vào sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo đời sống cho nhân dân trong tỉnh.

Bước phát triển đột phá về công nghiệp và thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên
Kinh tế Điện Biên hôm nay từng bước "thay da đổi thịt", gặt hái nhiều thắng lợi trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của Điện Biên ước đạt 7,91%/năm. Đến hết năm 2023, đã có 19 nhà máy thủy điện đã hoàn thành đi vào vận hành với tổng công suất lắp máy là 269,3 MW; điện lượng theo thiết kế là 1.023,87 triệu kWh, sản lượng điện phát năm 2023 đạt 577,72 triệu kWh. Có 5 công trình đang xây dựng với tổng công suất thiết kế là 70,5 MW, dự kiến hoàn thành trong năm 2024; 18 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư/quyết định chủ trương đầu tư, tổng công suất là 218,7 MW.

Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh 100% các xã được sử dụng điện, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 93%. Một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến nông lâm sản được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động.

Cũng theo lãnh đạo Sở Công Thương Điện Biên, hạ tầng cơ sở thương mại trên địa bàn tỉnh đang dần được đầu tư. Những năm gần đây nhiều dự án đầu tư hạ tầng thương mại đã được quan tâm triển khai đầu tư xây dựng, như: Dự án chợ và Thương mại dịch vụ Mường Thanh; dự án Trung tâm thương mại và nhà ở Thương mại thành phố Điện Biên Phủ; chợ Thanh Trường; chợ trung tâm xã Búng Lao, huyện Mường Ằng; sửa chữa chợ trung tâm thị trấn huyện Tủa Chùa,... hệ thống các cửa hàng xăng dầu, cửa hàng chuyên doanh,...

Bước phát triển đột phá về công nghiệp và thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên
Đại diện Sở Công Thương Điện Biên và Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Lào ký kết biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác thương mại biên giới

"Với sự tích cực tham gia của các thành phần kinh tế, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày một sôi động, lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh tăng trưởng tích cực. Ngành cũng triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho hay.

Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2021-2023 ước đạt 52.204,75 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình năm ước đạt 22,14%/năm. Ngành cũng tích cực thực hiện tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp về các chính sách miễn giảm thuế quan trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, Sở cũng đã tích cực thực hiện công tác hợp tác quốc tế về kinh tế với các tỉnh Bắc Lào; Vân Nam - Trung Quốc, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh ra nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi giúp các thương nhân ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu; đầu tư liên doanh, liên kết với thương nhân tại các tỉnh Bắc Lào.

"Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giai đoạn 2021-2023 ước đạt 325,08 triệu USD, tốc độ tăng trung bình năm ước đạt 27,88%/năm. Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 249,35 triệu USD, tốc độ tăng trung bình năm ước đạt 34,02%/năm" - ông Vũ Hồng Sơn thông tin.

Bước phát triển đột phá về công nghiệp và thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên
Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên 2024 thu hút sự tham gia của 40 tỉnh thành trong cả nước

Đặc biệt, Sở Công Thương cũng đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại và thương mại điện tử. Nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn vốn quốc gia và địa phương. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất và tổ chức các cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại các tỉnh trong nước và nước ngoài.

"Tính đến hết năm 2023, tỉnh Điện Biên đã công nhận 72 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên và 17 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Các sản phẩm được công nhận OCOP, sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cơ bản mang tính đặc trưng, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, của các làng nghề và nghề truyền thống" - ông Vũ Hồng Sơn chia sẻ.

Đột phá chiến lược từ năng lượng và công nghiệp chế biến

Thực hiện đường lối, định hướng theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Điện Biên phấn đấu tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, các ngành; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh đổi mới toàn diện, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ theo hướng hiện đại. Quyết tâm đưa Điện Biên thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Theo Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã xác định, phát triển ngành công nghiệp tỉnh Điện Biên trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trọng tâm là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế; phát triển điện năng trên cơ sở khai thác tiềm năng về điện gió, điện sinh khối, thủy điện, điện rác và các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên
Nhiều gian hàng tại các tỉnh thành tại Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên nhằm xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu

Cùng với đó, các dự án phát triển điện gió được UBND tỉnh chấp thuận cho phép các nhà đầu tư thực hiện nghiên cứu, khảo sát đề xuất bổ sung quy hoạch 13 dự án điện gió với tổng công suất lắp máy dự kiến 2.200MW. Tất cả các dự án thủy điện, điện gió, điện sinh khối, điện rác đều được rà soát, cập nhật trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

"Việc đầu tư các dự án nguồn năng lượng tái tạo đã tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh" - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên nhấn mạnh.

Về công nghiệp chế biến nông sản, theo ông Vũ Hồng Sơn, tỉnh xác định phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu như: Gạo tại huyện Điện Biên; vùng cà phê Mường Ảng, Điện Biên; vùng cao su huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé; vùng chè Tủa Chùa; vùng Mắc Ca tại Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên...tạo nền tảng cho công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến có dây chuyền công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất công nghiệp.

Đặc biệt, tỉnh cũng sẽ từng bước sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phát triển trên cơ sở gắn với liên kết chặt chẽ về lợi ích giữa ngành công nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu.

Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được và để thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu của tỉnh trong thời gian tới, Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho hay, ngành Công Thương Điện Biên có một số kiến nghị giải pháp, cụ thể: Cần tập trung tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 202-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó chú trọng triển khai các phương án phát triển thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.

Bước phát triển đột phá về công nghiệp và thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên
Tỉnh Điện Biên xác định phát triển công nghiệp chế biến nông sản là một trong những thế mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thủy điện đang thi công, phấn đấu phát điện trong năm 2024; Tiếp tục tạo điều kiện để các nhà đầu tư lớn có tiềm năng khảo sát, nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh như: Điện gió, điện sinh khối, thủy điện,…

Tiếp tục triển thực hiện dự án cấp điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024… góp phần nâng cao tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh; Tập trung triển khai đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư, sớm triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hỗn hợp huyện Mường Ảng.

Kêu gọi, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại hóa, (nhất là tầng thương mại ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới…..).

Thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn vùng sâu, vùng xa”, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến công; tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại (FTA, CPTPP, RECEP...), tiếp cận sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng chuyển đổi số,…

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Xem thêm