Thứ ba 19/11/2024 17:29
Hạ tầng giao thông Quảng Ninh: Động lực phát triển kinh tế xã hội

Điểm đến lý tưởng của nguồn nhân lực chất lượng cao

Giao thông thuận lợi, công nghiệp, thương mại, du lịch phát triển giúp tỉnh Quảng Ninh trở thành điểm đến lý tưởng cho người lao động đến sinh sống và làm việc.

Qua đó, góp phần thu hút nguồn nhân lực, lao động có kỹ năng, gắn với tăng quy mô và chất lượng dân số.

Thu hẹp khoảng cách địa lý

Với việc chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng, đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rất thuận lợi cho việc thông thương trong tỉnh, khu vực và thế giới. Nhờ đó, việc thu hút nguồn nhân lực lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng thuận lợi hơn.

Điển hình như ngày 27/4/2022, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và TP. Hải Phòng đã ký thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông. Thỏa thuận nhằm đẩy mạnh liên kết vùng, tăng cường phối hợp khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của 4 địa phương dọc theo trục đường cao tốc phía Đông Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái.

Tại lễ ký kết, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, ông Trần Quốc Văn chia sẻ, khi Hưng Yên được kết hợp cùng các địa phương có lợi thế về cảng biển, biên giới, nguồn nhân lực như: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, chúng tôi tin là 4 địa phương sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp mới.

Đặc biệt, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng đã hợp tác đầu tư, hoàn thành nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông, như: Cầu Triều, cầu Mây và đường dẫn nối quốc lộ (QL)18 (tỉnh Quảng Ninh) với QL5 (tỉnh Hải Dương); tuyến kết nối mới từ QL18 với QL37 nối đường 184, TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương) và cầu Đông Mai đến QL18, TX. Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh); cầu Dinh (thay thế cho đò Dinh) và đường dẫn kết nối đường trục TX Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) với đường tỉnh 352, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng); cầu Quang Thanh và tuyến kết nối đường 390, huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) vượt sông Thái Bình nối QL10, huyện An Lão (TP. Hải Phòng)... Từ đó, tạo chuỗi hạ tầng giao thông đồng bộ thuận tiện cho việc đi lại của người dân, tạo điều kiện cho việc trao đổi, thu hút lao động giữa các vùng.

Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 43 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 7 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp, 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên, 2 trường đại học và 20 đơn vị sự nghiệp. Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng số tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp toàn tỉnh từ đầu năm 2022 đến nay đạt trên 22.000 người, bằng gần 58% kế hoạch năm. Trong đó chiếm một số lượng không nhỏ là học sinh, sinh viên đến từ các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn… Bên cạnh các nguồn lực nội tại, tỉnh sẽ có cơ chế thu hút, giữ chân người tài ở lại tỉnh lâu dài, trở thành công dân Quảng Ninh để cống hiến, sáng tạo. Như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang khai thác thị trường lao động ngoài tỉnh chiếm một phần lớn trong cơ cấu lao động của tập đoàn, đặc biệt là các mỏ hầm lò.

Lao động tại nhà máy Viglacera Hạ Long

Được biết, tỉnh đang nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số. Đặc biệt, có cơ chế chính sách về nhà ở để thu hút lao động khi làm việc tại Quảng Ninh, bao gồm cả nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và nhà ở cho nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia gắn với các thiết chế văn hóa để đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động làm việc, sinh sống lâu dài tại Quảng Ninh.

Các giải pháp thúc đẩy thị trường lao động phát triển được quan tâm triển khai hiệu quả, đồng bộ đã và đang góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh trên hành trình bứt phá mới.

Quảng Ninh có lực lượng lao động trẻ (51% lực lượng lao động có độ tuổi 15 đến 39) và có trình độ giáo dục ở mức cao (38,3% có bằng đại học và sau đại học). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 45,5%, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.
Tiến Dũng - Thùy Lan
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long