Thứ bảy 09/11/2024 04:35

Đèn năng lượng mặt trời cho vùng khó khăn

Tập đoàn Panasonic tại Việt Nam 3 đã tặng 630 đèn năng lượng mặt trời cho tỉnh Điện Biên để phục vụ nhu cầu của bà con tại một số khu vực chưa có điện lưới.
Đèn năng lượng mặt trời mang ánh sáng cho vùng khó khăn

Những chiếc đèn năng lượng mặt trời này được trao tặng cho các điểm trường, trạm y tế và các tổ chức cộng đồng với hy vọng sẽ tạo điều kiện chăm sóc bệnh nhân tốt hơn cho các y bác sĩ, ngăn ngừa các tật khúc xạ do thiếu sáng và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các câu lạc bộ nâng cao dân trí.

Được trang bị một tấm pin năng lượng mặt trời công suất 3.5W và bộ pin sạc dung lượng cao, một chiếc đèn năng lượng mặt trời Panasonic dễ dàng được sạc đầy chỉ trong 6 giờ dưới ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, đèn có thiết kế gọn nhẹ, có khả năng chiếu sáng tới 90 giờ ở độ sáng thấp hay 6 giờ ở độ sáng cao nhất. Do vậy, đèn có thể phục vụ mục đích học tập và y tế. Ngoài ra, đèn còn có thể trở thành nguồn sạc cho điện thoại di động với điện áp ra 5V và cường độ 500mA.

Dự án 100.000 đèn năng lượng mặt trời được hãng công nghệ của Nhật Bản bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2012 với mục tiêu tài trợ 100.000 bộ đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời cho các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận để hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội của người dân những vùng không có điện tới năm 2018, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Tập đoàn Panasonic. Theo kế hoạch, từ nay tới năm 2018, Panasonic sẽ tiếp tục mang ánh sáng tới nhiều gia đình và làng bản ở những vùng không có điện tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực châu Á và châu Phi.

Thúy Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng