Thứ năm 19/12/2024 07:41

Đề xuất 3 trường hợp điều chỉnh giá bán điện trên cơ sở pháp lý và thực tiễn nào?

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Tăng 1%, EVN được quyết định

Theo đó, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh giảm. Và ngược lại, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng. Quy định này có thay đổi so với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện tại Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, khi quy định thông số đầu vào tăng 3% thì giá điện mới tăng.

Về thẩm quyền điều chỉnh giá điện, dự thảo cũng quy định, trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 1% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, thì cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng và tăng giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Sau khi điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Tăng từ 5% đến dưới 10%, cơ quan quản lý quyết định

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và có ý kiến đối với phương án giá bán lẻ điện bình quân.

Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân và tăng giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện kể từ ngày 1/10 của năm đó.

Trình Thủ tướng xem xét quyết định nếu tăng từ 10%

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước ngày 1/9 năm đó để Ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến. Trước ngày 15/9 năm đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoàn chỉnh báo cáo rà soát phương án giá bán lẻ điện bình quân theo ý kiến của Ban Chỉ đạo điều hành giá, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến để Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 1/10 năm có biến động giá.

Nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Theo dự thảo Quyết định, sau khi có Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-1 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán lẻ điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện).

Khi các thông số đầu vào theo quy định tại Khoản 1 Điều này biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh giảm.

Khi các thông số đầu vào theo quy định tại Khoản 1 Điều này biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng.

Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được quy định chi tiết tại Điều 5 Quyết định. Trường hợp thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện thì áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 7 Quyết định này; Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Dự thảo được lấy ý kiến công khai dự kiến đến hết ngày 22/11/2022. Chi tiết xem tại đây.

Giá điện có sự điều tiết của Nhà nước

Quan điểm của Chính phủ là giá điện phải tính đúng, tính đủ và theo cơ chế thị trường và giá bán điện dù được điều chỉnh theo cơ chế thị trường nhưng do Nhà nước quy định và điều tiết theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Theo quy định tại Quyết định 24 có quy định cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương thẩm quyền điều chỉnh giá khi có biến động thông số đầu vào với thời gian 6 tháng điều chỉnh 1 lần nhưng chưa bao giờ Tập đoàn Điện lực Việt Nam tự quyết việc tăng giá điện mà đều phải báo cáo cấp có thẩm quyền.

Trong một diễn biến khác, ngày 23/9, tại hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lượng phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, do Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tổ chức, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đề nghị được điều chỉnh giá điện kịp thời. Bởi lẽ, việc đảm bảo cân đối của Tập đoàn chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào biến động khó dự báo trước như giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát, chính sách tín dụng, tiền tệ; chi phí đầu vào của sản xuất điện tăng cao do tỷ trọng nguồn phát giá thành cao tăng (nguồn năng lượng tái tạo, nguồn than nhập khẩu, giá khí tăng rất cao... ).

Theo đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, năm 2022, đơn vị phải đối mặt với khó khăn, thách thức rất lớn với mức tăng đột biến giá nhiên liệu thế giới. Trong 8 tháng đầu năm 2022, tình hình sản xuất kinh doanh của EVN gặp rất nhiều khó khăn vì giá thành khâu phát điện (chiếm tỷ trọng rất lớn 82,45% trong giá thành điện thương phẩm) tăng quá cao do giá nhiên liệu và các chi phí đầu vào tăng mạnh (giá than nhập tháng 8 trung bình 417,4 USD/tấn, tăng 3,48 lần so với kế hoạch năm). Năm 2022 là năm thứ ba liên tiếp giá bán điện bình quân chưa được tăng kể từ tháng 3/2019.

Trong bối cảnh nguồn cung gặp khó khăn, mức tiêu thụ điện tăng cao, việc sử dụng điện ở nhiều ngành, lĩnh vực vẫn còn lãng phí thì việc điều chỉnh giá điện không chỉ giúp nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; giảm áp lực lên hệ thống điện, cũng như sự đầu tư của ngành điện, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đồng thời góp phần thu hút đầu tư từ xã hội vào ngành điện.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Tin cùng chuyên mục

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo