Chủ nhật 29/12/2024 01:14

Đề nghị mở rộng đối tượng chi cho an sinh xã hội

Ông Lê Minh Hồng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết: Tập đoàn Dầu khí trong 5 năm qua đã trích trên 3.000 tỷ đồng từ các nguồn khác nhau để hỗ trợ cho các huyện nghèo và các chương trình an sinh xã hội. Trong đó, chủ yếu tập trung vào 5 nhóm chương trình: Xây nhà đại đoàn kết; làm các công trình giáo dục, y tế; đóng góp đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội, hỗ trợ thiên tai bão lụt…

 - Nói về hoạt động an sinh xã hội những năm tới, ông Hồng cho hay, từ nay đến năm 2015, Tập đoàn Dầu khí cam kết trích từ các nguồn chi hỗ trợ từ 400 - 500 tỷ đồng/năm.  Trước mắt, năm 2013, Tập đoàn đã phê duyệt kinh phí chương trình an sinh xã hội 500 tỷ đồng.

Đề cập đến vướng mắc về hoạt động an sinh xã hội, ông Hồng cho biết, hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ cho phép 4 nhóm chương trình được lấy từ lợi nhuận trước thuế. Thứ nhất, xây dựng nhà ở. Thứ hai, giáo dục đào tạo.  Thứ ba, y tế. Thứ tư, là thiên tai, bão lụt. Còn lại doanh nghiệp đầu tư cho các chương tình khác, như: Đền ơn, đáp nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây cầu cho học sinh đi học, đường đến các bản làng, trường học, khi quyết toán đều bị các cơ quan chức năng loại ra khỏi mục tiêu cho an sinh xã hội. 

Ông Hồng nhấn mạnh: Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng: Làm cầu cho học sinh đi, hay làm đường vào các bản làng, trường học... đòi hỏi nguồn lực lớn. Đây cũng là thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương đặc biệt khó khăn. Đợi Nhà nước đầu tư, thì không biết đến bao giờ mới cấp đủ vốn để làm. Nếu có chính sách hợp lý, sẽ huy động được nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy đề nghị Đảng, Nhà nước cho phép đưa thành chính sách, cho doanh nghiệp lấy từ lợi nhuận trước thuế (doanh nghiệp chịu 75%, còn 25 % Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng khó khăn).

“Nếu nhà nước có chính sách mở rộng cho hoạt động an sinh xã hội, thì chương trình xóa đói giảm nghèo sẽ thực hiện được nhanh và bền vững hơn. Vấn đề này các doanh nghiệp đề nghị nhiều lần, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Một lần nữa, chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng đề nghị với Đảng và Nhà nước giải quyết dưt điểm vấn đề này, để khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư mạnh hơn việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn”- Ông Lê Minh Hồng đề nghị.

PV (lược ghi)

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: An sinh xã hội

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu