Thứ sáu 25/04/2025 08:26

Để gói hỗ trợ người lao động chịu tác động của Covid-19 có tính khả thi

Gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ không đến được tay đối tượng thụ hưởng bởi điều kiện, tiêu chí chưa phù hợp, bất cập, vướng mắc.

Dịch Covid- 19 đã và đang có những diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp và nặng nề đến thu nhập, sinh kế của người lao động, nhất là những người lao động nghèo, yếu thế, bị mất hoặc giảm sâu thu nhập bởi dịch. Mặc dù nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành kịp thời song lại chậm trễ đến với người lao động thuộc nhóm đối tượng được hưởng lợi. Dù độ bao phủ của chính sách đã có nhưng vẫn để sót đối tượng. Đây là những vấn đề được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, nhất là khi đề xuất gói hỗ trợ lần 2 dành cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 đang được xem xét.

(Ảnh minh họa)

Những người thu gom rác ở thành phố Hồ Chí Minh mặc dù thuộc nhóm đối tượng lao động tự do, được hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ nhưng trên thực tế họ không được nhận. Bởi lẽ họ không đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chí. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn vô cùng vất vả, khó khăn, nhất là trong tình trạng dịch còn nhiều diễn biến phức tạp.

"Theo quy định đợt đầu thì một số đối tượng bị loại ra ngoài, bên cạnh đó là hạ thấp điều kiện ví dụ trong gói 62.000 tỷ, những người thu gom rác thuộc đối tượng nhưng thực sự họ không mất việc làm nhưng thu nhập giảm. Ở TPHCM thì không có người thu gom rác nào được hưởng chính sách này, vì điều kiện thứ nhất là họ không bị mất việc làm và thu nhập của họ không ở mức nghèo của đô thị nên họ không được hưởng gói 62.000 tỷ này"- bà Phan Thị My Nhung, Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng cho biết. "Trên địa bàn lúc nào cũng có từ 1.800-2.000 người từ những địa bàn khác về lưu trú, không đủ điều kiện nhập khẩu hay tạm trú với đủ ngành nghề. Hiện chúng tôi chỉ rà soát những trường hợp thường trú hay tạm trú. Chúng tôi mong muốn có hướng dẫn cụ thể để cũng sẽ hỗ trợ bởi những người đó là những người yếu thế, rất khó khăn. cần có hướng dẫn để tránh trùng lặp đối tượng, đảm bảo công bằng mọi người đều được hưởng gói an sinh xã hội này"- chị Phạm Hồng Hạnh, chủ tịch Hội LHPN phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội cho biết. Theo báo cáo mới đây của Kho bạc Nhà nước, các địa phương đã thực hiện giải ngân để thực hiện hỗ trợ cho hơn 11 triệu người. Nhận định con số này, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng con số này so với dự kiến ban đầu còn thấp. "Gói hỗ trợ 62.000 tỷ của giai đoạn đầu cho đến nay về cơ bản chúng ta mới giải quyết được 11 triệu trên dự báo là 20 triệu. Như vậy độ bao phủ của chính sách đến giờ này còn thấp. Nếu Chính phủ và Bộ LĐ-TBXH muốn thực hiện gói hỗ trợ tiếp theo phải phân tích, nghiên cứu, đánh giá của gói hỗ trợ thứ nhất, trên cơ sở đó phải xác định đúng nhóm đối tượng, xác định tiêu chuẩn điều kiện thật cụ thể, các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra đánh giá cho đúng đối tượng, đảm bảo cho họ kịp thời vượt qua thách thức, chậm"- ông Bùi Sỹ Lợi cho biết. Thực tế triển khai cho thấy, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ không đến được tay đối tượng thụ hưởng bởi điều kiện, tiêu chí chưa phù hợp, bất cập, vướng mắc.

Bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao chương trình quản trị Oxfam tại Việt Nam đề nghị Chính phủ, UBND các tỉnh cần chỉ đạo, rà soát kỹ nhóm người lao động tự do với nguyên tắc chung là việc hỗ trợ hướng tới mục tiêu tìm ra những người lao động khó sống nổi do tác động của dịch bệnh, không nên kèm theo bất cứ quy định nào khác. Cần bỏ yêu cầu “có đăng ký thường trú hoặc tạm trú”.

"Đối với nhóm lao động có cam kết hợp đồng lao động bị mất hoặc giảm việc làm, Chính phủ, UBND các tỉnh cần điều chỉnh các quy định điều kiện hưởng lợi chính sách, chỉ cần dựa trên một tiêu chí giảm thu nhập do ảnh hưởng Covid-19, bỏ các tiêu chí “tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ một tháng liên tục, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và làm việc tại các doanh nghiệp không có tài chính để trả lương… cần huy động sự tham gia, giám sát trực tiếp của người dân, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội"- bà Nguyễn Thu Hương cho biết. Những khó khăn do dịch Covid-19 mang lại chắc chắn sẽ còn kéo dài. Việc sớm điều chỉnh chính sách cho phù hợp, hiệu quả là cần thiết. Chính sách nào đưa ra cũng phải trả lời mấy câu hỏi: Ai thụ hưởng, làm thế nào việc thụ hưởng đúng đối tượng, đúng thời gian. Điều này rất cần sự phân tích kỹ lưỡng của những nhà ban hành chính sách, sự tích cực, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương./.

vov.vn
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Boeing dự báo Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng hàng không đến 2043

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

'Hòa bình đẹp lắm' trong trái tim người trẻ Việt

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Từ 1/7: UBND cấp xã được chỉ định kế thừa thỏa thuận quốc tế

Thời tiết hôm nay 24/4: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 24/4/2025: Hầu hết vùng biển không mưa

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

834 tỷ đồng tri ân người có công với cách mạng

Cháy nổ do điện: Cảnh báo từ sau công tơ

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

'Thống nhất đất nước' trong từng khoảnh khắc đời thường

Người dân tất bật chuyển đồ trước ngày dỡ Hàm Cá Mập

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Thủy điện A Vương đồng hành Quỹ học bổng Vừ A Dính

50 năm thống nhất đất nước và dấu ấn ngành ngoại giao