Thứ năm 15/05/2025 20:43

Đề xuất chính sách mới về hướng nghiệp, phân luồng giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.

Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm cụ thể hóa Luật Giáo dục 2019 và triển khai Chỉ thị số 29-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phân luồng học sinh trong /chu-de/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018.topic đến năm 2030.

Giải quyết tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động

Nghị định được ban hành với mục tiêu kép, vừa tạo dựng hành lang pháp lý vững chắc cho công tác hướng nghiệp và phân luồng, vừa giải quyết những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức xã hội về giá trị của giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy việc lựa chọn nghề nghiệp dựa trên năng lực, sở thích và nhu cầu xã hội; thể hiện sự toàn diện và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, phân luồng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, dự thảo Nghị định hướng đến việc xây dựng một khung pháp lý đồng bộ, khả thi, quy định chi tiết về nguyên tắc, nội dung, biện pháp và điều kiện đảm bảo thực hiện hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục. Điều này giúp nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp, phân luồng, tạo điều kiện để học sinh lựa chọn lộ trình học tập và nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân.

Dự thảo Nghị định cũng nhằm giải quyết tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Việc phân luồng hiệu quả sẽ cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp cho thị trường lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chính sách mới về hướng nghiệp và phân luồng được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực cho giáo dục và thị trường lao động. Ảnh: Văn Hưng

Quy định toàn diện về hướng nghiệp, phân luồng

Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 14 điều, bao quát toàn diện các khía cạnh của công tác hướng nghiệp và phân luồng. Cụ thể:

Thứ nhất, về nguyên tắc hướng nghiệp và phân luồng: Dự thảo Nghị định quy định 4 nguyên tắc nhằm bảo đảm hài hòa giữa nguyện vọng học sinh và nhu cầu phát triển nhân lực gồm: bảo đảm hài hòa giữa nguyện vọng, năng lực của học sinh với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quyền được định hướng nghề nghiệp và được tôn trọng lựa chọn hướng học tập, nghề nghiệp của học sinh; bảo đảm tính hệ thống, liên tục; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội.

Thứ hai, về nội dung hướng nghiệp: Tập trung cung cấp thông tin về ngành nghề, xu hướng lao động, kỹ năng cần thiết và tư vấn lộ trình học tập. Theo đó, Dự thảo Nghị định quy định nội dung hướng nghiệp trong giáo dục bao gồm: giáo dục nhận thức về các con đường học tập và nghề nghiệp; cung cấp thông tin về ngành nghề, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu nhân lực của xã hội; đánh giá năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp của học sinh; hướng dẫn lập kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với định hướng nghề; phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

Thứ ba, về định hướng phân luồng: Dự thảo Nghị định quy định rõ ràng, cụ thể về định hướng phân luồng sau khi hoàn thành chương trình trung học cơ sở và hoàn thành chương trình trung học phổ thông, với lựa chọn học tiếp, học nghề hoặc tham gia thị trường lao động.

Thứ tư, về biện pháp thực hiện: Dự thảo Nghị định quy định cụ thể các biện pháp phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục. Lồng ghép nội dung phân luồng, hướng nghiệp vào chương trình giáo dục, tổ chức trải nghiệm nghề, tư vấn cá nhân, tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình - doanh nghiệp - địa phương.

Thứ năm, về điều kiện đảm bảo và trách nhiệm tổ chức thực hiện: Dự thảo Nghị định quy định rõ các điều kiện đảm bảo về con người, cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu, tài liệu, học liệu và kinh phí triển khai. Dự thảo cũng quy định rõ vai trò các cấp chính quyền, cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân liên quan.

Chính sách mới về hướng nghiệp và phân luồng được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực cho giáo dục và thị trường lao động. Chính sách này sẽ giúp học sinh định hướng nghề nghiệp từ sớm, đưa ra những lựa chọn phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân, từ đó giảm thiểu tình trạng chọn sai ngành, học trái nghề.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, với các quy định cụ thể, khi được thông qua, dự thảo Nghị định sẽ giúp công tác phân luồng hiệu quả hơn, góp phần giảm áp lực cho các trường đại học, tăng tỷ lệ học sinh lựa chọn giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực có tay nghề cao của xã hội. Về lâu dài, chính sách này sẽ gắn kết chặt chẽ hơn giữa giáo dục và nhu cầu thực tế của thị trường lao động, giải quyết tình trạng mất cân đối cung - cầu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Xã cấp sổ đỏ, bước tiến cải cách phục vụ người dân

Khu vực nào của Lào Cai không đấu giá quyền khai thác khoáng sản?

Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Trà Vinh: Hơn 10.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Bạch Đằng Giang tái hiện 3 trận thủy chiến lừng danh

Lai Châu: Hơn 4.400 thí sinh sẵn sàng thi tốt nghiệp

Thành phố Huế: 300 học sinh được hướng nghiệp theo chuẩn Đức

OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

Thời tiết hôm nay 15/5: Nam Bộ dự báo có mưa đá

Thời tiết biển hôm nay 15/5/2025: Gió hoạt động cường độ yếu

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Hải đội 211 tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sốt vé, săn phòng sớm vì 'concert Quốc gia' dịp 2/9

Doanh nghiệp hưởng lợi khi đưa sản phẩm công nghệ lên Cổng 57

Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đủ điều kiện thực hiện ghép thận

Đề nghị bổ sung danh mục tuyến xe buýt liên tỉnh Lào Cai - Yên Bái

EVNCPC: Gần 100 tỷ đồng cho các phong trào thi đua