Thứ hai 23/12/2024 00:26

Đẩy nhanh tốc độ bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên (HSSV) là một trong các nhóm đối tượng được Chính phủ quan tâm đặt mục tiêu phấn đấu là phải đạt nhanh tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đến 100%.    

Thống kê của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, năm 2016 có khoảng 15,9 triệu HSSV tham gia BHYT, tỷ lệ này đạt hơn 92,5%, đến năm 2017 đã có trên 16 triệu HSSV tham gia, chiếm trên 93%, năm 2018 và đặc biệt đến tháng 4/2019 có trên 17 triệu HSSV tham gia BHYT, chiếm hơn 94%. Hiện còn khoảng 6% nhóm đối tượng HSSV chưa tham gia BHYT, chiếm gần một triệu HSSV.

Việt Nam đang hướng tới bao phủ 100% bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên

Trước kết quả này, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh giá, tốc độ bảo phủ BHYT trong nhóm đối tượng HSSV thời gian qua là đáng phấn khởi. Tuy nhiên, còn khoảng 6% chưa tham gia dù là số ít nhưng HSSV là lực lượng nòng cốt, là thế hệ trẻ chuẩn bị nguồn nhân lực trong tương lai là điều chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở để làm sao đạt 100% độ bao phủ của chính sách.

Phân tích thực tế vì sao bao phủ BHYT đối với HSSV vẫn không nhanh, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, do chúng ta chuyển từ BHYT tự nguyện sang bắt buộc và theo hộ gia đình. Mặt khác, HSSV chưa tham gia vì chính sách chưa cởi mở; trong hệ thống giáo dục, trong nhà trường công tác tuyên truyền giáo dục vận động và làm rõ cho HSSV biết được mục đích ý, nghĩa quan trọng của tham gia BHYT để chăm lo sức khỏe còn hạn chế. Mặt khác, cách thức tổ chức triển khai thực hiện BHYT giữa BHXH Việt Nam với nhà trường, với ngành giáo dục đào tạo thiếu sự quyết liệt.

Trước thực tế còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện chính sách BHYT HSSV, ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cũng cho hay, quá trình tham gia BHYT của HSSV giống như hộ gia đình được chuyển đổi từ BHYT tự nguyện sang BHYT bắt buộc và HSSV có đặc thù là các em có thể tham gia tại nhà trường hoặc có thể tham gia theo hộ gia đình, có thể là học sinh do cha mẹ đóng nhưng cũng có thể là nhóm đối tượng là người hộ gia đình cận nghèo, là người nghèo.

Do dó, nhấn mạnh thêm về giải pháp thực hiện chính sách BHYT, theo ông Phạm Lương Sơn, có hai yếu tố cần quan tâm là làm sao để nâng cao nhận thức của HSSV lên trong việc tham gia BHYT hiện nay. Trước hết tâm lý chung còn cậy sức khỏe với tuổi trẻ cho nên chưa nhận thức được việc tham gia BHYT là cần thiết cho chính mình và cộng đồng. Không thực hiện các nguyên tắc của nguyên lý là bảo hiểm khi khỏe để hưởng thụ khi về già và ốm đau. Thứ hai là truyền thông làm sao để có một sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng hơn giữa cơ quan BHXH với các cơ sở giáo dục trong thực hiện chính sách.

Hiện giải pháp quan trọng để bao phủ 100% BHYT trong nhóm HSSV chính là công tác tuyên truyền giáo dục vận động đối với HSSV và phụ huynh. Tuy vậy, nhóm người dân ở các hộ gia đình kinh doanh tự do và đặc biệt là các hộ cận nghèo, hộ nông lâm ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức thu nhập trung bình thấp đang chính là rào cản để có thể triển khai chính sách một cách hiệu quả.

Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, đối với nhóm đối tượng này thì cần phải tìm cách để hỗ trợ thêm, nhưng cũng phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động để cho người lao động, người dân hiểu rằng sức khỏe là vô cùng quan trọng. “Trong các chính sách BHYT phải xóa tư tưởng trẻ mang sức khỏe đi kiếm tiền nhưng già thì mang tiền đi mua sức khỏe. Phải làm sao để cho người dân nhận thức được rằng, phải có trách nhiệm đối với cộng đồng, trách nhiệm với chính bản thân mình”- ông Lợi nhấn mạnh.

Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, những người thuộc đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình sẽ có thay đổi về mức đóng BHYT. Theo tính toán, mức đóng BHYT hộ gia đình tăng cao nhất với người tham gia số 1 nhưng cũng chỉ tăng 4.500 đồng/tháng và từ người tham gia thứ 5 trở đi có mức tăng thấp nhất 1.800 đồng/tháng.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm y tế

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH

Trao tặng hơn 12 nghìn sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân khó khăn

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Dấu ấn 27 năm xây dựng và phát triển

Ngành bảo hiểm xã hội mang Tết ấm đến với người nghèo

Phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tặng thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội cho các hộ nghèo

Ngành bảo hiểm xã hội: Thực hiện thắng lợi mục tiêu kép

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu từ năm 2022

Sẽ có trên 2,9 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp

Dấu ấn ngành bảo hiểm xã hội năm 2021

Nghị quyết 21-NQ/TW: Khẳng định vai trò trụ cột an sinh của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế năm 2022 cho người thuộc diện chính sách

Bao phủ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên đạt 95,4%

Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ký hiệp định về bảo hiểm xã hội song phương

Nghệ An: Hơn 172.000 lao động đã nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Nghệ An: Gia tăng tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

Tăng cường cảnh báo tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Hội nghị ASSA: Đảm bảo an sinh trong đại dịch Covid-19

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Lưu ý hạn nhận hồ sơ hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội