Thứ tư 25/12/2024 00:17

Đẩy mạnh liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Ninh

Với lợi thế sẵn có, Tây Ninh cần xác định được các sản phẩm thế mạnh, mở rộng vùng nguyên liệu, đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế.

Công nghiệp, thương mại tăng trưởng khá

Sáng 3/1, Đoàn Công tác Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệlàm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Tây Ninh về công tác lãnh đạo, chủ đạo, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Tây Ninh, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU cùng các chương trình, kế hoạch, các nội dung đột phá với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện thực hiện các chỉ tiêu, nội dung đề ra trong Nghị quyết. Trên cơ sở đó, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện 4 lĩnh vực đột phá về thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng, nông nghiệp và du lịch; tập trung tháo gỡ 3 điểm nghẽn đã được Đảng bộ tỉnh chỉ ra về quy hoạch; đất đai; đầu tư để khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Ảnh: Báo Đại biểu Nhân dân

Đáng chú ý, kinh tế - xã hội của Tây Ninh cơ bản ổn định và có bước phát triển. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 59.590 tỷ đồng, tăng 6,12% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước; GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.931 USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 40.755 tỷ đồng, tăng 10,01% so với cùng kỳ, đạt 37,1% GRDP.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt kế hoạch năm, trên 11.000 tỷ đồng, trong đó số thu nội địa và thu xuất nhập khẩu đều vượt kế hoạch. Thu hút đầu tư nước ngoài có sự khởi sắc, đạt 751 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Du lịch có sự tăng trưởng tốt, lần đầu tiên đạt mốc 5 triệu du khách trong năm, đạt 102% kế hoạch, tăng 13,2% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch đạt 2.000 tỷ đồng, đạt 111,1% kế hoạch, tăng 36,5% so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư nước ngoài có nhiều khởi sắc, đạt 751 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ; thu hút đầu tư trong nước còn khó khăn, ước đạt 12.545 tỷ đồng, giảm 24,3% so với cùng kỳ; cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới 809 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 5.621 tỷ đồng, giảm 3,2% so cùng kỳ về số doanh nghiệp và giảm 62,7% so với cùng kỳ về vốn đăng ký.

Du lịch có sự tăng trưởng tót với hơn 5,1 triệu lượt khách, tăng 13,2% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Các chỉ tiêu xã hội - môi trường đều hoàn thành. Trong đó chỉ tiêu giảm nghèo đạt kết quả tốt, số hộ nghèo đa chiều của Tây Ninh chỉ còn 0,67%, là một trong các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước. Phát triển văn hóa - xã hội gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Công tác quốc phòng, an ninh thực hiện gắn kết với phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới, công tác quốc phòng, quân sự thực hiện đạt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, báo cáo của Tỉnh ủy cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Theo đó, năm 2023 còn 6/17 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội chưa đạt Nghị quyết đề ra; các động lực chính của nền kinh tế tăng trưởng chậm, kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm đáng kể. Tiến độ, kết quả, chất lượng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới có khả năng không hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Tiến độ lập, điều chỉnh, trình phê duyệt các quy hoạch có tính động lực phục vụ cho sự phát triển và các nội dung trọng tâm, dự án trọng điểm triển khai thực hiện chậm. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị công chưa đạt theo yêu cầu...

Tăng cường liên kết, phát triển vùng nguyên liệu

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các Bộ, ngành đã có những đánh giá, góp ý về công tác lãnh đạo, chủ đạo, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng của Tỉnh ủy Tây Ninh.

Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Tây Ninh. Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, trong bối cảnh khó khăn, năm 2023 công nghiệp và thương mại của Tây Ninh đã có sự tăng trưởng tốt. Theo đó, công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao hơn so với mức tăng trung bình của cả nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng tăng 11% cao hơn so với mức tăng 9% của cả nước.

Về xuất khẩu, hiện Tây Ninh chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước và đứng thứ 13/63 tỉnh thành về xuất khẩu. Về các mặt hàng xuất khẩu chính, Tây Ninh chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm dệt may, giày dép, xơ sợi dệt, cao su, gỗ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại buổi làm việc

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cũng chỉ ra những hạn chế của tỉnh Tây Ninh như: Tây Ninh là địa phương có quỹ đất lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tuy nhiên do những hạn chế về hạ tầng nên việc phát triển các khu công nghiệp tập trung chưa nhiều. Riêng lĩnh vực công nghiệp của Tây Ninh chủ yếu là công nghiệp chế biến chế tạo vẫn thuộc nhóm thâm dụng lao động, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao. Về thương mại, hệ thống thương mại tập trung ở Tây Ninh vẫn còn yếu, số trung tâm thương mại tại Tây Ninh còn hạn chế.

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, thời gian vừa qua, Tây Ninh có rất nhiều cố gắng song các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ngành hàng mở rộng thị trường chưa đạt được như kỳ vọng. Do vậy, để thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại Tây Ninh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Theo đó, tỉnh cần phối hợp sâu sắc với các đơn vị để tìm kiếm giải pháp giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường ở nước ngoài bên cạnh các thị trường truyền thống.

Song song đó là thúc đẩy liên kết vùng. Với lợi thế đất đai tập trung, Tây Ninh cần xác định được các sản phẩm thế mạnh và tập trung phát triển vùng nguyên liệu, chọn ra những sản phẩm đặc trưng của vùng. Trong đó, phải có sự kết hợp giữa vùng nguyên liệu, nhà sản xuất và về logistics để tạo ra những sản phẩm đầu ra có giá trị cao.

Về công nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo như chế biến thực phẩm, cao su, xơ sợi, da giày… đây là những ngành thế mạnh của Tây Ninh và để phát triển hơn phải gắn với công nghệ thông tin, các tiêu chí về sản xuất xanh, bảo vệ môi trường. “Những tiêu chí này hiện thế giới rất quan tâm. Nếu chúng ta không cải thiện thì các đơn hàng sẽ bị mất, chúng ta sẽ tụt hậu ngay”, Thứ trưởng Bộ Công Thương lưu ý.

Cùng với đó, Tây Ninh là khu vực có cửa khẩu tiếp giáp với các nước và TP. Hồ Chí Minh. Do vậy, ngoài việc phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh cần các kho bãi trung chuyển để vận chuyển sản phẩm từ Tây Ninh đến TP. Hồ Chí Minh và đi ra các tỉnh. Hiện nay với xu hướng phát triển về thương mại điện tử, và Tây Ninh có thể tận dụng điều này để tập trung các kho hàng.

Ngoài ra, với lợi thế về vùng núi Bà Đen - điểm du lịch tâm linh và thu hút được nhiều khách du lịch, Tây Ninh cần liên kết được các điểm đến trong khu vực như hồ Dầu Tiếng… để xây dựng các sản phẩm du lịch nhằm kích thích du khách tiêu dùng. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi khi du lịch phát triển thì tất cả những lĩnh vực khác của ngành công thương cũng sẽ phát triển theo.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững