Thứ hai 28/04/2025 07:01

Đấu chiêng, cách diễn tấu đặc sắc của dân tộc Cor

Trong nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng của dân tộc Cor đã sáng tạo ra cách diễn tấu đặc sắc - đấu chiêng với cách đánh như đấu võ, thể hiện tài năng người chơi.

Không biết trò đấu chiêng của dân tộc Corcó từ khi nào, chỉ biết rằng đấu chiêng thường xuất hiện trong các lễ hội ăn trâu, Tết ngã rạ hoặc các lễ hội khác. Đấu chiêng của người Cor thể hiện cả trí lực và thể lực. Tham gia môn nghệ thuật đấu chiêng gồm 3 người, là những đàn ông dân tộc Cor. Một người dùng chiêng vợ, một người dùng chiêng chồng. Người thứ ba tham gia đánh trống, đóng vai trò như trọng tài để giữ nhịp, kích thích cho hai bên thi đấu.

Đấu chiêng, nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Cor
Người đánh trống, đóng vai trò như trọng tài

Nội dung thi đấu được tiến hành theo trình tự đấu âm, kết hợp với động tác phô diễn hình thể của những người đàn ông Cor khỏe mạnh, dẻo dai cho từng cặp thi đấu. Người đấu chiêng có thể ngồi, đứng, di chuyển thoải mái. Cuộc đấu chiêng được mở đầu bằng âm thanh của tiếng trống dẫn nhịp của trọng tài, liền sau đó người đánh chiêng trước (chiêng chồng) luôn phải đánh chiêng theo nhịp trống, người đánh sau (chiêng vợ) cũng phải luôn đánh đáp trả với người đánh trước.

Đấu chiêng của dân tộc Cor thể hiện cả trí và lực
Chiêng chồng thường to hơn và luôn đánh trước
Hai chiêng chồng - vợ đứng đối diện nhau cùng đấu, ở giữa là người gõ nhịp trống

Thường chiêng chồng xướng trước, chiêng vợ họa sau. Chiêng vợ họa đồng thời lại xướng cho chiêng chồng họa, khi nhanh khi chậm. Khi đánh chiêng chồng, người đánh dùng dùi tre có dập trên đầu dùi và không bịt âm nên âm vang ngân tự nhiên. Khi đánh chiêng vợ, người đánh dùng kỹ thuật bịt âm bằng tay mềm và kỹ thuật bịt âm ngắt tiếng, có âm sắc tương ứng với chiêng chồng.

Khiêu khích, thách đố đối phương cùng so tài cao thấp

Cuộc đấu chiêng còn là dịp để phô diễn hình thể của người thi đấu

Hai người tham gia đấu chiêng thông qua những bài chiêng như: Chiêng chào khách, chiêng tiễn khách, chiêng hội và chiêng cúng thần linh để đối đáp. Hai bên đứng đối diện nhau, tay nâng chiêng, tay cầm dùi gõ, di chuyển theo nhịp chiêng, khi tiến, khi lùi, khi lắc mông, khi ngoéo chân vào nhau. Theo truyền thống, đấu chiêng thường dùng nhịp chiêng nhanh, mạnh và dứt khoát. Âm điệu trong các cuộc đấu chiêng vang lên rất lớn để khiêu khích, thách đố đối phương cùng so tài cao thấp. Từ sự hòa quyện của chiêng vợ, chiêng chồng và trống, với sự phô diễn của hình thể của người thi đấu, mà người thưởng thức cảm thấy phấn hứng cao độ bởi sự tác động của thính giác và thị giác tràn đầy.

Đấu chiêng của dân tộc Cor thể hiện tinh thần thượng võ
Thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai, nhanh trí

Trong mỗi trận đấu chiêng, người vỗ trống không chỉ có vai trò là trọng tài mà còn là chủ công dẫn dắt trận đấu chiêng qua nhịp của trống nhằm giúp người xem hiểu được tiếng chiêng bên nào hay hơn. Đấu chiêng của dân tộc Cor thể hiện tinh thần thượng võ vừa mang dáng dấp của nghệ sĩ, làm cho người xem thán phục, cổ vũ để họ trổ tài diễn xuất hết mình. Bởi lối đánh chiêng như đấu võ, thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai, nhanh trí của người tham gia thi đấu.

Đấu chiêng là sự ngẫu hứng và sáng tạo
Trận đấu luôn diễn ra sôi động, hấp dẫn

Bên cạnh đó, người chơi đấu chiêng thể hiện tình cảm của mình thông qua nét mặt và di chuyển bước chân, thân hình lắc lư liên tục. Thăng hoa nhất là khi họ nhảy múa cùng hòa vào giai điệu tiếng chiêng. Nét đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn của đấu chiêng là sự ngẫu hứng và sáng tạo. Chính những nét đẹp này, đã tạo nên sự hứng khởi cao độ cho người xem. Đây có thể xem là một môn nghệ thuật được tổ tiên người Cor gìn giữ từ bao đời. Cứ thế, trận đấu diễn ra sôi động, hấp dẫn cho đến khi người đánh trước hoặc người đánh sau bị lỗi không theo nhịp của trống hoặc người đánh thua sút về giai điệu thì thua.

Đấu chiêng của người Cor là sinh hoạt văn hoá mang tính truyền thống cần được bảo tồn

Đấu chiêng của dân tộc Cor là loại hình nghệ thuật đặc sắc, một nét đẹp văn hóa hiếm có. Lời chiêng là hồn của dân tộc Cor cần được bảo tồn phát huy, để nghệ thuật đấu chiêng ngày càng phát triển.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm